Chi tiết bài viết

Bệnh “mụn” mọc chi chít bám chặt vào dây thanh quản: Người nói nhiều nói to dè chừng

Theo các bác sĩ bệnh hạt xơ, polyp dây thanh quản lành tính nhưng rất dễ mắc đặc biệt ở những người nói to, nói nhiều nhất là những người làm nghề giáo viên, bán hàng.


Ảnh minh hoạ

Những ai dễ bị?

Các bác sỹ cho biết Polyp dây thanh quản là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành mắc bệnh với tỉ lệ cao hơn nhiều. Bệnh ảnh hưởng đến giọng nói, nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến khàn tiếng kéo dài.

Thanh quản nằm ở giữa đáy của lưỡi và khí quản. Thanh quản có thể gọi là hộp thanh vì nó có chứa các dây thanh. Các cơ của thanh quản căng và duỗi dây thanh khi thở khiến cho chúng tạo thành một hình chữ V để cho không khí đi qua. 

Khi nói, chúng kéo các dây thanh gắn vào các cơ làm cho lỗ mở hẹp lại, sau đó khi đẩy không khí ra từ phổi đi qua thanh quản, không khí làm rung động các dây thanh đang căng và phát ra âm thanh, các dây thanh càng căng, âm thanh phát ra càng lớn, ngược lại, các dây thanh càng chùng, âm thanh phát ra càng thấp.

Hạt xơ hình thành niêm mạc viêm dày xơ hoá các chất xơ tập trung ở đó gọi là xơ dây thành. Còn Polyp không phải xơ mà nó chỉ bị một bên có màu hồng nhạt. Cả hai triệu chứng hạt xơ, polyp đều ảnh hưởng đến tiếng nói.

Theo các bác sỹ, Polyp dây thanh đó là những u nhỏ ở dây thanh nằm ở mặt trên bở trong lòng thanh quản. Polyp thường to bằng hạt tấm hoặc có khi kích thước bằng hạt đậu xanh, thường gặp nằm ở vị trí 1/3 giữa dây thanh quản, hình dáng nhẵn bóng, mọng, màu trắng hồng.

Tác hại của polyp dây thanh quản là làm cho giọng nói khàn hoặc giọng đổi (khi polyp có kích thước lớn). Hầu hết bệnh là lành tính chủ yếu làm hưởng đến giọng nói.

Triệu chứng của bệnh tự nhiên khàn tiếng là triệu chứng cơ năng của polyp thanh quản, một số người có dấu hiệu ho.

Theo các bác sỹ nhóm đối tượng dễ mắc sau đợt viêm đường hô hấp, đối tượng này chiếm tỷ lệ ít hơn.

Những người phải nói nhiều như giáo viên, bán hàng, thuyết trình do dây thanh phải hoạt động nhiều nên tạo thành các hạt xơ, polyp nhiều hơn,

Khi polyp còn nhỏ có thể dùng khí dung bơm thuốc vào làm giảm viêm hạt xơ và polyp. Còn trường hợp hạt xơ, polyp phải cắt qua phẫu thuật.

Cắt bỏ polyp dây thanh quản có nhiều phương pháp. Kỹ thuật soi thanh quản gián tiếp cắt polyp bằng kìm Frankel đối với polyp có cuống nhỏ (hiện nay phương pháp này ít được sử dụng) hoặc soi thanh quản trực tiếp cắt bỏ polyp bằng dụng cụ vi phẫu thanh quản hoặc cắt bỏ polyp dưới kính hiển vi phẫu thuật (vi phẫu) hoặc cắt bỏ polyp bằng laser CO2

Để phòng bệnh, các bác sỹ khuyên cho rằng các đối tượng dễ mắc hạt xơ polyp cần phải giảm lưu lượng nói liên tục trong ngày bằng cách ngắt quãng nói ra. Giữa các khoảng phải nói dùng nước ấm đỡ khô họng. Dùng mic để khếch đại âm thanh đỡ phải nói to. Khi đi hát karaoke về phải sử dụng các thuốc, nước xúc miệng để giảm phù nề thanh quản.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM