Muốn hồi phục nhanh sau phẫu thuật, hãy thư giãn!

Lợi ích từ thư giãn
Trong 1 nghiên cứu mới đây với 160 nam giới phải phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt, những người biết “quản lý” căng thẳng, hệ miễn dịch sẽ hoạt động tích cực hơn trong vòng 48 tiếng sau khi phẫu thuật, đây là yếu tố quan trọng giúp chống bội nhiễm, sưng viêm. Họ cũng có lượng chất giúp lành vết thương cao hơn. Hơn thế, các bác sĩ còn cho biết sự tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch giúp giảm thấp nguy cơ di căn và cuối cùng là tăng cường cơ hội hồi phục tốt nhất. Các nhà khoa học cũng nhận thấy kỹ thuật “quản lý” căng thẳng như các bài tập hít thở sâu và tập trung vào thư giãn tinh thần sẽ hỗ trợ tốt cho tất cả các trường hợp phải phẫu thuật.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy những nam giới được hướng dấn cách giải tỏa căng thẳng trước khi phẫu thuật sẽ có chất lượng sống tốt hơn 1 năm sau đó nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào khảo sát những biến đổi sinh học do liệu pháp này tạo ra. Mặc dù các nhà khoa học chưa rõ là tại sao nhưng chắc chắn căng thẳng khiến hoạt động của hệ miễn dịch suy giảm. Một giả thuyết cho rằng cơ thể “chiến đấu” với các sự kiện khủng khiếp bằng cách huy động tất cả các nguồn lực trong các cơ quan và cơ bắp liên quan.
Quá trình nghiên cứu
Nghiên cứu mới của ĐH Texas, đăng tải trên tạp chí Tâm lý học, đã chia nam giới bị ung thư giai đoạn đầu thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất được hướng dẫn cách giảm stress, nhóm thứ 2 được chăm sóc tích cực luân phiên và nhóm thứ 3 được chăm sóc theo tiêu chuẩn nhưng không được hướng dẫn giảm stress. Kỹ thuật giảm stress được thực hiện 1-2 tuần trước khi phẫu thuật và các bệnh nhân cũng được giải thích rõ về ung thư tuyến tiền liệt và quá trình phẫu thuật, tác dụng phụ. Kỹ năng thư giãn với kỹ thuật thở và tưởng tượng chiếm 60% tổng thời gian. Những bệnh nhân được khuyến khích xem các chương trình hay hình ảnh, nghe nhạc mà giúp họ cảm thấy thoải mái và cũng được hướng dẫn cách hình dung về quá trình phẫu thuật để chuẩn bị cho quá trình nằm viện. Các nhà trị liệu cũng khuyến khích họ thảo luận về những nỗi lo lắng hay sợ hãi về căn bệnh ung thư và phẫu thuật. Họ cũng tăng cường trò chuyện vào buổi sáng của cuộc phẫu thuật và 48 tiếng sau khi phẫu thuật.
Nhóm thứ 2, những người nhận được sự chăm sóc tích cực cũng được chăm sóc về tâm lý 1-2 tuần trước khi phẫu thuật, thảo luận về những lo lắng nhưng không được hướng dẫn kỹ thuật thư giãn. Xét nghiệm máu cho thấy 2 ngày sau phẫu thuật, những nam giới kiểm soát được căng thẳng có nồng độ chất proinflammatory cytokin cao hơn. Những protein này sẽ khuyến khích vết thương nhanh lành. Các tế bào bảo vệ cơ thể của những bệnh nhân này cũng họat động tích cực hơn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm và thậm chí còn phá hủy tế bào ung thư. Trong khi đó, nhóm thứ 2 hoàn toàn không có biến đổi gì trong hệ miễn dịch.
Nguồn: Bệnh Viện Hoàn Mỹ
Bài viết liên quan:
-
Cách xử trí khi trẻ bị ong đốt
Y học thường thứcLàm gì khi trẻ bị ong đốt Bị ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể dễ dẫn…
-
Phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Y học thường thứcBệnh sốt xuất huyết là gì? Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa.…
-
Mộng thịt ở mắt – không đơn giản
Y học thường thứcMộng thịt (còn gọi là màng máu mắt) là khối tổ chức liên kết xuất hiện ở kết mạc nhãn…
-
Các kiểu chóng mặt thường gặp
Y học thường thứcBất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị chóng mặt ù tai vì bản thân của…
-
Làm việc nhiều trên máy tính, điện thoại: Cảnh giác hội chứng thị giác màn hình
Y học thường thứcHội chứng thị giác màn hình là một bệnh lý nghiêm trọng về mắt và thường dễ mắc phải vì…
-
Ảnh hưởng và cách xử trí khi dùng insulin quá liều
Y học thường thứcInsulin là hormon duy nhất của cơ thể đóng vai trò làm giảm đường huyết thông qua cơ chế giúp…
-
Cảnh giác biến chứng mắt, đau đầu do viêm xoang
Y học thường thứcViêm xoang là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp, gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng tới…
-
Chăm sóc bộ máy tiêu hoá
Y học thường thứcSức khoẻ tốt, điều đó cũng có nghĩa là bạn phải có bộ máy tiêu hoá tốt. Tuy nhiên không…
-
Những nguy hại của rượu tới tâm thần kinh
Y học thường thứcNước ta là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỷ lệ người sử dụng rượu.…
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng vắc-xin
Y học thường thứcChất lượng vắc-xin có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bản thân vắc xin là sản…
-
Chế độ ăn uống và vận động ở bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày
Y học thường thứcĂn uống và tham gia vào các hoạt động thể chất là rất quan trọng sau phẫu thuật dạ dày.…
-
Bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi
Y học thường thứcCác bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi thường gặp đó là nghẹn, viêm thực quản trào ngược, viêm loét…
-
Gãy xương chày gần khớp gối
Y học thường thứcGãy hoặc vỡ phần trên xương ống chân (xương chày) có thể là hậu quả của chấn thương với lực…
-
Giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào
Y học thường thứcKhông ít các mẹ vẫn gặp khó khăn đó là cảm thấy không cung cấp đủ nguồn sữa mẹ cho…
-
Những loại ung thư có khả năng chữa được cao nhất
Y học thường thứcDo khoảng thời gian được sống thêm kể từ lúc xác định bệnh đến khi tử vong của đa số…
-
Lợi ích của thực phẩm chức năng và lưu ý khi sử dụng
Y học thường thứcSức khỏe là vô cùng quý giá, vì thế bảo vệ sức khỏe thông qua việc ăn uống, tập luyện…
-
Đối tượng nên tiêm ngừa vắc xin viêm gan A
Y học thường thứcViêm gan A là bệnh có khả năng lây truyền. Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng và…
-
Các vị trí thường bị nổi hạch
Y học thường thứcNổi hạch ở bất kì vị trí nào trên cơ thể cũng là hiện tượng cảnh báo dấu hiệu sức…
-
8 cách chữa hôi miệng tự nhiên và hiệu quả
Y học thường thứcHôi miệng là một căn bệnh phổ biến và nó có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Trên thực…
-
Hướng dẫn trước và sau khi mổ Lasik
Y học thường thức1. Hướng dẫn trước khi mổ lasik Chuẩn bị trước phẫu thuật Không đeo kính áp tròng mềm ít nhất…
-
Ung thư có yếu tố gia đình: Những điều cần biết
Y học thường thứcViệc chia sẻ tiền sử sức khỏe của gia đình bạn với người điều trị, chăm sóc sức khỏe của…
-
Biểu hiện của trẻ bị rối loạn tiêu hoá và cách đề phòng.
Y học thường thứcTrẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn và hay bị rối loạn tiêu hóa làm cho cơ thể chậm phát…
-
Cách xử lý khi bị ê buốt chân răng
UncategorizedKhi bị ê buốt chân răng nhiều người thường tự đặt câu hỏi: “Ê buốt chân răng uống thuốc gì?”.…
-
Rửa tay đúng cách quan trọng không kém đeo khẩu trang
Y học thường thứcƯớc tính 80% tổng số ca bệnh truyền nhiễm thông thường lây qua tay. Rửa tay giúp giảm 21% nguy…
-
Bệnh tay chân miệng ở trẻ cách nhận biết và phòng tránh
Y học thường thứcMùa hè bắt đầu cũng là lúc nhiều dịch bệnh ở trẻ em bùng phát, trong đó có tay chân…