Nếu một người thường hay bị hồi hộp đánh trống ngực thì có phải là đang mắc bệnh tim mạch không? Những biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch là gì?
Hồi hộp đánh trống ngực là một triệu chứng không đặc hiệu, xuất hiện khi có bất thường về nhịp đập của quả tim. Các bất thường về nhịp đập của quả tim có thể là nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều, ngoại tâm thu, bỏ nhịp. Để chẩn đoán chính xác liệu có bất thường về nhịp tim hay không, người bệnh cần được đo điện tim đồ tĩnh hoặc điện tâm đồ ghi trong thời gian 24 giờ (Holter điện tim 24 giờ). Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hồi hộp đánh trống ngực như: căng thẳng tâm lý, bệnh cường giáp, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bệnh lý động mạch vành, bệnh lý cơ tim, bệnh lý van tim … Đôi khi thầy thuốc không tìm được nguyên nhân gây ra hồi hộp đánh trống ngực, lúc đó cần hỏi xem người bệnh có dùng chất cafein như cà phê, trà, cacao, chocolate, soda… hay không, mặt khác cần hỏi về tiền sử sử dụng thuốc như thuốc nhỏ mũi, thuốc dãn phế quản,…
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch được mô tả sau đây:
– Khó thở: Nếu bạn thấy xuất hiện khó thở không tương xứng với mức độ hoạt động thể lực hoặc khó thở xuất hiện đột ngột thì bạn nên đi khám bác sỹ.
– Đau thắt ngực: bất kì cơn đau nào như bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài vài phút đều có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Ban cần gọi điện cho bác sỹ và đi khám bệnh sớm.
– Ngất: một số rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý hẹp tắc động mạch cảnh,… có thể gây ra ngất. Cần cấp cứu người bệnh bị ngất tại chỗ trước khi chuyển người bệnh tới bệnh viện.
– Phù: thường gặp phù mắt cá chân do các bệnh lý tim mạch. Cần đưa người bệnh đi khám để xác định nguyên nhân gây ra phù chân.
– Tím tái: do máu không được bão hòa oxy đầy đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi. Tương tự như phù, tím tái là một dấu hiệu hơn là một triệu chứng của bệnh tim mạch.
– Đau cách hồi: là một dấu hiệu khá đặc hiệu của bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh có biểu hiện mỏi chân và đau hoặc chuột rút khi đi lại, sau khi nghỉ thì đỡ đau chân. Độ dài, quãng đường đi; mức độ đau; thời gian hồi phục phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh tắc động mạch chi dưới. Cần đưa người bệnh đi khám để điều trị kịp thời.
Nguồn: Viện Tim Mạch Việt Nam
Bài viết liên quan:
-
Gạo lứt và gạo trắng: Loại nào tốt hơn?
DINH DƯỠNGGạo lứt và gạo trắng đều là hai loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, rất…
-
Làm gì khi bị sốc điện do điện giật?
TẤT CẢNguy cơ sốc điện phụ thuộc vào loại dòng điện như dòng điện cao áp như nào, dòng điện đi…
-
Bệnh cơ tim hạn chế điều trị thế nào?
TẤT CẢBệnh cơ tim hạn chế là bệnh lý cơ tim. Khi mắc bệnh này, tim sẽ bị hạn chế khả…
-
U máu trong gan có nguy hiểm không?
TẤT CẢU máu trong gan là khối u lành tính ở gan hay gặp nhất. U máu trong gan tuy lành…
-
Làm thế nào khi bị nấm da đầu?
DA LIỄUNấm da đầu không chỉ gây ra tình trạng ngứa, tróc vảy, rụng tóc ảnh hưởng nặng nề đến thẩm…
-
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vòm họng?
TAI MŨI HỌNGĐối với những trường hợp thanh niên nam nữ trên 30 tuổi có nhu cầu khám định kỳ để sàng…
-
Triệu chứng của bệnh thuỷ đậu và cách phòng ngừa
DA LIỄUNhững ngày thời tiết giao mùa nồm ẩm chuyển từ xuân sang hè làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh…
-
Thế nào là rối loạn tri giác?
MẮTTri giác là một quá trình tâm lý, có khả năng tập hợp các đặc tính riêng lẻ của sự…
-
Sỏi thận hình thành như thế nào?
NỘI TIẾTSỏi thận (hay sạn thận) là loại sỏi hình thành trên đường tiết niệu. Đây là hệ quả của sự…
-
Những biến chứng do rối loạn tuần hoàn não gây ra là gì?
NỘI THẦN KINHDo máu lên não kém nên mọi hoạt động của cơ thể đều suy giảm nhất là chóng quên, hay…
-
Bệnh sỏi thận là gì?
NỘI TIẾTSỏi thận hình thành do sự kết tinh của một số thành phần trong nước tiểu. Sỏi có thể gây…
-
Làm thế nào khi bị dị ứng thức ăn?
DA LIỄUDị ứng thức ăn là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức…
-
Nước muối sinh lý có thể sát khuẩn không?
TẤT CẢNước muối sinh lý càng ngày càng trở nên phổ biến hơn với chúng ta. Đặc biệt với thực trạng…
-
Gan nhiễm mỡ là gì?
TẤT CẢGan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể và rất dễ bị tổn thương, được xem…
-
Vì sao bạn bị chảy máu cam?
TAI MŨI HỌNGChảy máu cam hay còn gọi là hiện tượng chảy máu mũi. Đây là tình trạng xuất huyết ở đường…
-
Ứng phó với bệnh đau cổ vai gáy như thế nào?
CƠ XƯƠNG KHỚPBệnh đau cổ vai gáy là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở lứa tuổi…
-
Ai dễ thiếu vitamin A?
DINH DƯỠNGVitamin A là một trong 3 loại vi chất quan trọng cần thiết của cơ thể giúp cho mắt sáng…
-
Thường xuyên bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt có nguy hiểm không?
NỘI THẦN KINHĐau đầu, buồn nôn, chóng mặt là triệu chứng không hiếm gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có…
-
Khi nào nên tầm soát ung thư đại trực tràng?
TẤT CẢPhần lớn ung thư đại trực tràng đều bắt nguồn từ các polyp. Thông thường sau 5-10 năm một polyp…
-
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị thủy đậu đúng cách tránh các biến chứng nguy hiểm
Hỏi đáp sức khỏeBệnh thuỷ đậu lưu hành quanh năm trên phạm vi cả nước, nhưng mùa đông xuân là thời điểm bùng…
-
Ăn tỏi đen có tác dụng gì? Ai không nên ăn tỏi đen?
DINH DƯỠNGTỏi đen là thành phẩm được lên men từ tỏi trắng, trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ…
-
Bệnh tay chân miệng là gì và cách phòng ngừa?
Hỏi đáp bảo hiểm sức khỏe1. Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh, có thể có các biến chứng nguy hiểm như viêm não,…
-
Nên đeo khẩu trang vải hay khẩu trang y tế?
HÔ HẤPHiện nay, việc đeo khẩu trang y tế được khuyến cáo là một trong các biện pháp để phòng ngừa…
-
Chế độ dinh dưỡng như thế nào thì được gọi là cân đối? Vận động như thế nào thì được xem là hợp lý?
DINH DƯỠNGBên cạnh việc tính chỉ số BMI nhằm xác định tình trạng thừa cân – thiếu cân – đủ cân…
-
Có nên ăn mít khi trời nắng nóng?
DINH DƯỠNGMít là một loại trái cây mang nhiều lợi ích về sức khỏe. Hàm lượng đường trong mít là rất…