Nhận diện dấu hiệu trẻ bị tắc ruột
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/05/trẻ.png)
Trẻ bị tắc ruột có thể do táo bón kéo dài hoặc do khối u. Ngoài ra, cũng có thể do không tuân thủ an toàn vệ sinh và bị vi khuẩn giun đũa gây dính kết. Khi bị tắc ruột trẻ khóc nhiều vì đau bụng dữ dội, nôn ói. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý và xử lý kịp thời khi trẻ gặp phải chứng bệnh này.
1. Chứng tắc ruột là gì?
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Trong đó bã thức ăn là một trong những nguyên nhân hiếm gặp gây tắc ruột non. Khối bã thức ăn được hình thành ở dạ dày và di chuyển xuống ruột non khi dạ dày không còn toàn vẹn sau nhiều phẫu thuật khác nhau như: cắt dạ dày, cắt dây X, nối vị tràng…
Ngoài ra khi ruột bị nút, bị bít lại do sự chèn ép từ ngoài ruột như dây chằng, khối u… hoặc do dị vật như: giun, bã thức ăn, sỏi mật, khối u sùi trong lòng ruột, nút phân su… cũng gây nên tình trạng tắc ruột. Nhưng chủ yếu bã thức ăn là nguyên nhân chính gây tắc ruột ở trẻ.
Tắc ruột rất khó chẩn đoán đúng nguyên nhân trước mổ, nếu chậm điều trị có thể gây nhiều biến chứng như mất nước và điện giải do nôn, hạ huyết áp, trụy mạch sớm.
2. Dấu hiệu trẻ bị tắc ruột
Về lâm sàng, có 4 triệu chứng chính gồm đau, nôn, táo bón và chướng bụng:
- Các cơn đau thường xuất hiện khá sớm, có thể xảy ra đột ngột và dữ dội khoảng 2 – 3 phút rồi giảm dần và sau một thời gian lại xuất hiện; cường độ ngày càng tăng dần; cơn đau xảy ra xung quanh vùng trên rốn, bên trái hoặc bên phải bụng, vùng chậu… sau đó lan tỏa nhanh chóng ra toàn bụng.
- Nôn là dấu hiệu dễ xác định, chúng có thể xuất hiện sớm kèm với cơn đau do tăng nhu động và phản nhu động; lúc đầu trẻ có thể nôn ra thức ăn, sau đến dịch mật, dịch tiêu hóa; khi nôn sớm và nhiều là biểu hiện tắc ruột ở cao, thường xuất hiện tình trạng mất nước sớm; khi nôn ra phân là tắc ruột đã để quá muộn và tắc ruột thấp có dấu hiệu nôn xuất hiện muộn; tình trạng nôn muộn thường đi kèm với triệu chứng chướng bụng.
- Táo bón cũng thể hiện ngưng trệ lưu thông các chất trong lòng ruột, đây là triệu chứng lâm sàng quyết định để chẩn đoán tắc ruột nhưng lại khó xác định nhất vì là dấu hiệu chủ quan mà nhiều khi bệnh nhân không quan tâm đến.
- Chướng bụng thường được phát hiện bằng các phương pháp thăm khám trên lâm sàng như: nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe, khám trực tràng…
Ở độ tuổi đang mọc răng hoặc thay răng, trẻ nhai kém và chưa biết nhằn hột. Vì thế, nguy cơ bị tắc ruột là rất lớn khi trẻ ăn các loại quả có nhiều xơ bã, chát, đặc biệt là hoa quả có nhiều hột nhỏ và cứng.
Việc chẩn đoán sớm bệnh sẽ là đều cần thiết. Nên phòng tai nạn bằng cách kiểm soát thật kỹ thức ăn cho trẻ. Nếu sau khi ăn, trẻ đau bụng, ói mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiểu, cần đưa đến bệnh viện nhằm ngăn ngừa biến chứng kịp thời.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Sỏi thận hình thành như thế nào?
NỘI TIẾTSỏi thận (hay sạn thận) là loại sỏi hình thành trên đường tiết niệu. Đây là hệ quả của sự…
-
Tầm soát ung thư cổ tử cung thế nào là đúng?
THƯ VIỆN HỎI ĐÁPNên bắt đầu tầm soát lúc 21 tuổi; không cần xét nghiệm HPV ở phụ nữ 21-29 tuổi; phụ nữ…
-
Chất béo lành mạnh ảnh hưởng tốt tới sức khỏe như thế nào?
DINH DƯỠNGDựa trên chức năng đối với cơ thể thì chất béo được chia thành 2 loại gồm chất béo lành…
-
Cơ chế hình thành bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh chuyên khoaViêm tuyến giáp phá hủy các tế bào tuyến giáp, giải phóng FT3, FT4, TSH hạ thấp dẫn đến tình…
-
Có thể ăn trứng không, nếu bạn bị tiểu đường?
DINH DƯỠNGMặc dù trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng ăn nhiều trứng cũng có thể làm tăng cholesterol. Điều…
-
6 loại thực phẩm giúp đẩy lùi, ngăn ngừa loãng xương
Dinh dưỡngGiàu canxi, vitamin D, protein và các chất chống ôxy hoá, một số thực phẩm có khả năng ngăn ngừa…
-
Chế độ ăn khi bị tụt huyết áp
Dinh dưỡngHuyết áp là một thông số cơ bản nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Cũng…
-
Phân biệt đau nửa đầu và rối loạn tiền đình
Bệnh chuyên khoaĐau nửa đầu và rối loạn tiền đình là những triệu chứng thần kinh rất thường gặp trong cộng đồng.…
-
Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
UncategorizedViêm loét dạ dày đang trở thành ác mộng của rất nhiều người bởi căn bệnh này sẽ để lại…
-
Bệnh nhân ung thư có nên uống nước dừa?
DINH DƯỠNGNước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với những nước uống thể thao…
-
TẦM SOÁT BỆNH CƠ – XƯƠNG – KHỚP ƯU ĐÃI ĐẾN 49%
UncategorizedCHƯƠNG TRÌNH TẦM SOÁT BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP GIÁ GÓI 1,980,000 Giảm -49% Chỉ còn: 1.000.000đ Thời gian…
-
PHÒNG KHÁM MONACO
ĐỐI TÁCMONACO.jpg
-
Hiểu đúng về các nguy cơ ung thư
UncategorizedNguy cơ thường được sử dụng để mô tả khả năng một người bị mắc ung thư. Nó cũng được…
-
UNITED HEALTHCARE
Uncategorized -
Chứng ngứa mắt: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh chuyên khoaChứng ngứa mắt hay còn có tên gọi khác là viêm ngứa mắt, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân…
-
Những lý do gây chóng mặt sau khi ngủ dậy
UncategorizedChóng mặt sau khi ngủ dậy là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân…
-
CHÚNG TÔI LÀ BLOOMAXX 2 (demo)
Uncategorized -
Nám da là gì? Tại sao nám da xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới
DA LIỄUNám da là tình trạng những mảng màu nâu xuất hiện trên da do sự gia tăng của sắc tố…
-
9 chức năng quan trọng của protein đối với cơ thể
Dinh dưỡngProtein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Protein được tạo thành từ các axit…
-
Dấu ấn bệnh tự miễn tuyến giáp
UncategorizedỞ nhiều bệnh nhân suy giáp hoặc cường giáp, lymphocytes sản xuất các kháng thể chống lại tuyến giáp của…
-
Corona tàn phá cơ thể chúng ta như thế nào?
HÔ HẤPCũng giống như cúm, COVID-19 là một bệnh đường hô hấp. Vì vậy với gần hết các bệnh nhân nhiễm…
-
Mổ lasik chữa cận thị có an toàn không?
MẮTMổ lasik chữa cận thị là một phương pháp điều trị có nhiều ưu điểm, mức độ an toàn cao,…
-
Chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp trong thai kỳ
Dinh dưỡngNhững thực phẩm nên ăn Nên ăn thịt nạc, cá, hải sản, lòng trắng trứng, đậu hũ Sử dụng thường…
-
Khi nào ngưng tầm soát Ung thư cổ tử cung
Hỏi đáp sức khỏeKhi bệnh nhân trên 65 tuổi với tầm soát âm tính đầy đủ trước đó và không có CIN2+ (u…
-
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ?
UncategorizedCó nhiều nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ như béo phì, tiểu đường, tăng lipid máu, nghiện rượu, viêm gan…