Chi tiết bài viết

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường như thế nào?

1. Phát hiện sớm các nguy cơ để chủ động phòng tránh bệnh:
– Gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh ĐTĐ.
– Béo phì (BMI ≥ 25), đặc biệt là béo bụng: nam vòng bụng > 90 cm, nữ > 80 cm.
– Vận động thể lực < 3 lần/ tuần, < 30 phút/ mỗi lần.
– Phụ nữ có tiền sử chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ, hoặc sinh con > 4 kg.
– Đã được chẩn đoán tiền đái đường
– Rối loạn mỡ máu và / hoặc tăng huyết áp ≥ 140/90 mmHg.
2. Cần nghĩ đến khả năng đái tháo đường khi có các biểu hiện sau đây để đi khám bệnh và tư vấn với bác sĩ:
– Mệt mỏi, gầy sút 2- 15 kg kéo dài trong nhiều tháng
– Tiểu nhiều 3 – 10 lít/ ngày, khát nhiều, uống nhiều, có dấu hiệu mất nước
– Cảm giác đói nhiều, ăn nhiều
– Da dễ bị ngứa, hay nhiễm trùng, lâu lành vết thương
– Giảm thị lực
– Chuột rút cẳng chân vào ban đêm, tê bì tay chân
– Giảm khả năng tình dục, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt
– Người già có tình trạng lú lẫn, chóng mặt, ngã.
3. Tập thói quen ăn uống lành mạnh:
– Bữa ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm: cơm từ gạo nguyên chất, gạo lức, ăn nhiều rau và cá, không ăn nhiều thịt và chất béo.
– Ăn nhiều hoa quả, tránh hoa quả có đường cao. Ăn các loại hạt họ đậu, vừng, lạc.
– Tăng cường ăn thực phẩm tươi và các món luộc
– Hạn chế ăn mặn: < 5g muối/ người/ ngày
– Chọn sữa gầy, sữa đậu nành, các loại phomai ít béo
– Uống nước chè, nước vối, không uống nhiều nước ngọt, hạn chế thức ăn có hàm lượng đường cao.
4. Xét nghiệm đường máu hàng năm để phát hiện và xử trí sớm từ giai đoạn tiền đái tháo đường.

Nguồn: Báo thanh niên