Chi tiết bài viết

Thiếu kẽm gây bệnh gì? Khi nào nên bổ sung kẽm?

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể mỗi người. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý như xơ vữa động mạch, suy giảm thính giác, loét miệng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

1. Thiếu kẽm gây bệnh gì?

Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học và cần thiết cho hoạt động của enzyme trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến một vài bệnh lý sau đây.

1.1 Rụng tóc

Thiếu kẽm là nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn gây rụng tóc trên da đầu hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, qua đó nó giúp cho tóc dày và bóng mượt.

1.2 Một số bệnh mãn tính

Một loạt các tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer, rối loạn thần kinh, bệnh tự miễn có thể liên quan đến thiếu kẽm. Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào. Khi cơ thể thiếu kẽm dẫn đến những tác động của các gốc tự do có hại và sự viêm nhiễm.

1.3 Các vết thương trở nên khó lành

Thiếu kẽm cũng gây nên tình trạng có những nốt đóng vảy do bị mụn hoặc lâu. Thiếu kẽm sẽ làm các vết thương có thể mất nhiều thời gian hơn để tự hồi phục các vết thương.

1.4 Suy giảm thị lực

Mắt chứa hàm lượng lớn kẽm, đặc biệt là trong võng mạc. Đó là bởi vì kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc để tạo ra các sắc tố bảo vệ mắt.

1.5 Rối loạn thính giác

Kẽm cũng là một chất hoạt động như một chất chống oxy hóa và viêm thuần hóa trong tai, hoặc phần bên trong của tai. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có nồng độ kẽm thấp luôn có những biểu hiện ù tai.

1.6 Ảnh hưởng đến xương khớp

Kẽm cũng là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương bên cạnh can-xi. Kẽm có chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như thay mới collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh.

1.7 Loét miệng

Loét miệng có thể xảy ra ở những người có chế độ ăn thiếu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung kẽm có thể làm giảm triệu chứng viêm ở miệng liên quan cũng như loét miệng.

2. Khi nào nên bổ sung kẽm?

2.1 Đối tượng cần phải bổ sung kẽm

  • Những người có chế độ ăn nhiều chất bột ít chất đạm, bởi vì phần lớn kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt.
  • Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú là những người cần được cung cấp đầy đủ kẽm, đặc biệt là những người có lượng kẽm dự trữ thấp khi mới có bầu thì mỗi ngày sẽ cần thêm nhiều kẽm hơn những người khác.

2.2 Bổ sung kẽm cho cơ thể

Kẽm thường được tìm thấy ở võng mạc mắt, gan, tế bào máu, thận, xương và tuyến tụy. Một số thực phẩm giàu kẽm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống là hàu, củ cải, đậu, yến mạch, đậu phộng, sò, hạt bí ngô, thịt đỏ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và gừng. Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu nằm trong số những nguồn tốt nhất vì kẽm trong những thực phẩm này có sinh khả dụng cao – nghĩa là cơ thể chúng ta có thể hấp thu dễ dàng hơn so với các nguồn khác.

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec