Phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2018/05/hinh-nen-e1542272176922.jpg)
Khám phụ khoa là việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, tập trung vào tình trạng sức khỏe và chức năng các bộ phận sinh dục và sinh sản.
Vì thế, nếu phụ nữ đi khám định kỳ sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh như ung thư cổ tử cung và những viêm nhiễm khác từ giai đoạn đầu. Phát hiện, điều trị sớm sẽ đem lại kết quả tốt hơn, cũng như bảo đảm cho sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc gia đình. Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên, hoặc từ khi bắt đầu có quan hệ tình dục, thì nên đi khám phụ khoa ít nhất sáu tháng một lần.
Thông thường chị em chỉ đến những nơi chăm sóc sức khỏe sinh sản để thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, phá thai, hoặc khám phụ khoa khi cảm thấy cơ thể có vấn đề như viêm nhiễm, đau, ngứa vùng kín…, hiếm trường hợp đi khám phụ khoa định kỳ để phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh liên quan.
Phụ nữ có quan hệ tình dục ai cũng có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, nhưng đa số chị em đều rất ngại ngần trong việc đi khám, thậm chí có người bị bệnh mà không dám đi khám. Chỉ khi không thể chịu đựng được thì mới tìm đến bác sĩ thì bệnh thường diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị, có trường hợp gây cản trở đến việc mang thai, sinh con. Viêm phụ khoa không điều trị dẫn đến có thai ngoài tử cung, có thể là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng…
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa, nhưng chủ yếu là do vệ sinh tình dục kém, quan hệ tình dục không an toàn và một số trường hợp sử dụng băng vệ sinh chưa phù hợp dẫn đến viêm nhiễm. Bộ phận sinh dục nữ có cấu trúc phức tạp, dễ bị tổn thương, môi trường ẩm ướt, nên nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ dàng hơn so với nam giới. Vì vậy phụ nữ bị bệnh viêm âm đạo, cổ tử cung do nhiễm Trichomonas, nấm Candida, Herper simplex virus,… có tỉ lệ tương đối cao. Chị em cần chủ động bảo vệ sức khỏe bằng việc thăm khám phụ khoa thường xuyên để được nhân viên y tế hướng dẫn điều trị, tư vấn biện pháp phòng ngừa để có một sức khỏe sinh sản tốt nhất.
Bệnh phụ khoa thường có những biểu hiện âm thầm, chính vì vậy mà nhiều chị em khá chủ quan. Có nhiều trường hợp sau khi nạo hút thai, không khám phụ khoa thường xuyên và vệ sinh không đúng cách dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa gây vô sinh… Khi đi khám phụ khoa các chị em được tư vấn, xét nghiệm dịch để phát hiện các nguyên nhân viêm tử cung, âm đạo; siêu âm kiểm tra tử cung và phần phụ khoa để có biện pháp điều trị thích hợp.
Đối với phụ nữ lao động trong môi trường nắng nóng, chất lượng vệ sinh kém thì cần phải thường xuyên đi khám phụ khoa để được tư vấn các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản. Mặc quần lót có chất liệu thoáng mát, phơi áo quần dưới nắng mặt trời để phòng tránh nấm mốc phát triển, giử gìn vệ sinh cơ thể và vùng kín đúng cách. Đặc biệt là có biện pháp phòng ngừa phù hợp đối với các bệnh lây qua đường tình dục, sống lành mạnh để bảo vệ bản thân và gia đình. Để chủ động phòng chống bệnh tật không nên xem việc khám phụ khoa là xấu hổ.
Bài viết liên quan:
-
Bệnh viêm gan tự miễn ở trẻ em
Bệnh chuyên khoaGiống như viêm gan tự miễn ở người trưởng thành, viêm gan tự miễn ở trẻ em là một bệnh…
-
Muốn hồi phục nhanh sau phẫu thuật, hãy thư giãn!
Y học thường thứcLợi ích từ thư giãn Trong 1 nghiên cứu mới đây với 160 nam giới phải phẫu thuật ung thư tuyến…
-
Điều trị và chăm sóc người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh chuyên khoaThoát vị đĩa đệm là một bệnh rất nguy hiểm không thể xem nhẹ, đây là nguyên nhân gây đau…
-
Giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh
Kiến thức y khoaTập thể dục vừa phải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tập thể dục quá mức không…
-
Các biện pháp bảo vệ cơ bản nhằm ngăn ngừa 2019-nCoV
Y học thường thứcDịch 2019-nCoV là virus hô hấp chủ yếu phát tán khi tiếp xúc với người bị nhiễm thông qua các…
-
Mụn trứng cá: nỗi ám ảnh của tuổi dậy thì
Y học thường thức"Nhất dáng, nhì da" quan điểm đó của ông bà ta ngày xưa vẫn đúng cho tới thời điểm hiện nay.…
-
Làm thế nào khi trẻ bị dị ứng thời tiết?
Y học thường thứcDa trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, do đó bé thường xuyên bị dị ứng, nhất là dị ứng thời…
-
6 nguyên nhân gây đau tại buồng trứng
Y học thường thứcBuồng trứng là hai tuyến nhỏ nằm ở hai bên của khung chậu dưới. Chúng đóng một vai trò quan…
-
Viêm họng cấp dễ gặp lúc giao mùa
Y học thường thứcViêm họng cấp tính là căn bệnh thường gặp, xảy ra ở mọi lứa tuổi và dễ mắc khi thời…
-
U nang buồng trứng tiến triển lặng lẽ rồi “tăng tốc” khi chuyển ác tính
Y học thường thứcU nang buồng trứng tồn tại với nhiều dạng khác nhau và có những biến chứng khác nhau, biến chứng…
-
Nguyên tắc dinh dưỡng chung cho người bệnh thận mạn
Dinh dưỡngThận đóng vai trò như một nhà máy xử lý rác thải, loại bỏ những chất độc hại và giữ…
-
Những công dụng chưa biết của lá tre đối với sức khỏe
Dinh dưỡngĐối với người Việt, cây tre rất đỗi quen thuộc, nó xuất hiện nhiều trong văn chương hay cuộc sống…
-
Nong bóng hơi điều trị co thắt tâm vị
Bệnh chuyên khoaCo thắt tâm vị là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của bệnh nhân. Để…
-
Top thực phẩm giúp bảo vệ xương khớp
Dinh dưỡngĐối với người lớn tuổi đau nhức xương khớp là điều không tránh khỏi, tình trạng này có ảnh hưởng…
-
Tắm đêm khuya nguy hiểm hơn bạn tưởng
Y học thường thứcTắm không chỉ làm sạch cơ thể mà còn giúp bạn thư giãn, giải tỏa và chút bỏ mọi mệt…
-
Đau ruột thừa bên trái hay bên phải
Bệnh chuyên khoaTriệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau bụng. Bởi vì triệu chứng này cũng có thể gặp…
-
Viêm phổi không sốt: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaViêm phổi là một tình trạng bệnh lý vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người và hầu như…
-
Ung thư da
Bệnh chuyên khoa1.Tổng quan bệnh Ung thư da Ung thư da là gì? Ung thư da là một trong các ung thư thường…
-
Dấu hiệu nhận biết nhiễm virus Zika
Kiến thức y khoaTổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố virus Zika là tình trạng khẩn cấp y tế công…
-
Bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi
Y học thường thứcCác bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi thường gặp đó là nghẹn, viêm thực quản trào ngược, viêm loét…
-
Tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ
Bệnh chuyên khoaTăng huyết áp do bệnh hẹp eo động mạch chủ là một dạng tăng huyết áp thứ phát do bệnh…
-
Cách xử lý khi bị ê buốt chân răng
UncategorizedKhi bị ê buốt chân răng nhiều người thường tự đặt câu hỏi: “Ê buốt chân răng uống thuốc gì?”.…
-
Nguyên nhân hình thành nấm phổi
UncategorizedNấm phổi là căn bệnh hiếm gặp ở những người có hệ miễn dịch tốt. Nấm phổi là bệnh nhiễm…
-
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm sớm
Kiến thức y khoa1. Ngộ độc thực phẩm là gì? Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn phải những món ăn…
-
Điều trị xơ cứng bì toàn thể
Bệnh chuyên khoaHiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh xơ cứng bì toàn thể nên chủ yếu là điều…