Bệnh máu khó đông có di truyền?

Hiện nay, tại Việt Nam có trên 6.200 người mắc bệnh máu khó đông và chỉ có khoảng 50% bệnh nhân trong số đó được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tiến triển thành những bệnh lý nguy hiểm. Vậy bệnh máu khó đông là gì và liệu bệnh có khả năng di truyền hay không?
1. Máu khó đông là bệnh gì?
Bệnh máu khó đông (bệnh Hemophilia) là bệnh rối loạn đông máu do giảm các yếu tố đông máu VIII và IX.
Tùy theo yếu tố đông máu bị thiếu hụt, bệnh máu khó đông sẽ được đặt tên khác nhau:
- Hemophilia A: giảm yếu tố đông máu VIII – đây là thể bệnh hay gặp nhất, chiếm đến hơn 80%
- Hemophilia B: giảm yếu tố đông máu IX
- Hemophilia C: giảm yếu tố đông máu XI- bệnh di truyền theo nhiễm sắc thể thường, thể lặn
2. Bệnh máu khó đông có di truyền không?
Bệnh máu khó đông là bệnh rối loạn chảy máu do thiếu các yếu tố cần thiết để làm đông máu và có tính di truyền.
Hemophilia A là chứng máu khó đông thường gặp nhất và là bệnh lý di truyền cho con trai. Nhiễm sắc thể giới tính X chứa gen sản xuất yếu tố đông máu, có tính di truyền. Khi nam giới (có bộ nhiễm sắc thể XY) nhận X bệnh từ người mẹ, thì chắc chắn sẽ có những biểu hiện của bệnh máu khó đông. Nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh thì mới xuất hiện biểu hiện bệnh ở nữ giới.
Nếu bé gái chỉ chứa một nhiễm sắc thể X bệnh thì không có những biểu hiện của bệnh nhưng vẫn có thể di truyền cho con trai. Chính vì vậy, nam giới là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh máu khó đông, số lượng nữ giới mắc bệnh này rất ít bởi xác suất để cả bố và mẹ đều mang gen bệnh là rất thấp.
Để thế hệ sau sinh ra khỏe mạnh, gia đình có người mắc bệnh máu khó đông nên làm xét nghiệm gen chẩn đoán gen bệnh để được bác sĩ tư vấn về cơ chế di truyền.
3. Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Người mắc bệnh máu khó đông có thể bị xuất huyết không kiểm soát chỉ bởi một chấn thương nhỏ. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hay gây tàn tật cho người bệnh bởi vết thương nhỏ như đứt tay.
Tình trạng chảy máu có thể xảy ra ở nhiều nơi trên cơ thể như chảy máu lợi, chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu bàng quang, chảy máu dưới da, khớp… Ở những nơi dễ va chạm như cánh tay, bắp chân, khớp gối, cổ, vai, chân sẽ có thể xuất hiện một số vết bầm tím.
Đặc biệt là với những người bệnh bị chảy máu trong khớp, khớp sẽ bị ứ máu, sưng, đau, đỏ, sau đó dẫn đến tình trạng viêm khớp thoái hóa bán cấp và mãn tính nếu không được điều trị kịp thời bằng cách bù các yếu tố đông máu bị thiếu hụt.
Bệnh máu khó đông là bệnh rối loạn máu có tính di truyền, chính vì vậy cần thực hiện xét nghiệm gen để chẩn đoán gen bệnh, tránh nguy cơ mắc bệnh cho thế hệ sau.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị máu khó đông có thể gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như khớp biến dạng, tàn tật thậm chí là nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh máu khó đông còn phải cẩn trọng trong sinh hoạt, vận động thường ngày, tránh để bị chấn thương.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Chế độ dinh dưỡng như thế nào thì được gọi là cân đối? Vận động như thế nào thì được xem là hợp lý?
DINH DƯỠNGBên cạnh việc tính chỉ số BMI nhằm xác định tình trạng thừa cân – thiếu cân – đủ cân…
-
Nội soi phế quản được thực hiện như thế nào?
HÔ HẤP1.Ống soi phế quảng là gì? Ống soi phế quản là một ống mềm có gắn camera ở đầu. Ống…
-
Làm gì nếu nghi ngờ nhiễm HIV sau quan hệ tình dục?
CHỦNG NGỪAHIV là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch của con người, rất nguy hiểm và có khả năng…
-
Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không?
NHI KHOAChậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải…
-
Xét nghiệm sinh thiết là gì?
NỘI TIẾTSinh thiết là một trong các xét nghiệm y khoa phổ biến. Nhiều người được chỉ định làm sinh thiết…
-
Bệnh nhân quai bị nào cũng sốt và nổi hạch?
RĂNG HÀM MẶTThông thường, khi bị bệnh quai bị bệnh nhân sẽ bị sốt 38 - 39 độ C, có biểu hiện…
-
Đèn LED xanh làm hại mắt, rủi ro về giấc ngủ?
MẮTCó nhiều thông tin về việc đèn LED xanh cũng như ánh sáng xanh có tác động tiêu cực tới…
-
Đau thần kinh tọa là gì?
CƠ XƯƠNG KHỚPĐau thần kinh tọa là hội chứng thần kinh đau dọc theo dây thần kinh tọa và các nhánh của…
-
Bệnh đau đầu hình thành thế nào?
NỘI THẦN KINHĐau đầu là triệu chứng bệnh rất thường gặp trong đời sống hàng ngày, biểu hiện bằng những cơn đau…
-
Sự khác biệt giữa viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C là gì?
TẤT CẢGan là một cơ quan quan trọng xử lý các chất dinh dưỡng, lọc máu và chống lại nhiễm trùng.…
-
Phẩu thuật ung thư thực quản là gì và thực hiện như thế nào?
TẤT CẢĐối với một số ung thư thực quản (ống dẫn thức ăn) ở giai đoạn sớm, có thể thực hiện…
-
Viêm tụy cấp
Hỏi đáp sức khỏeViêm tụy cấp là tình trạng viêm tuyến tụy cấp tính với nhiều mức độ khác nhau. 1. Nguyên nhân…
-
Ứng phó với bệnh đau cổ vai gáy như thế nào?
CƠ XƯƠNG KHỚPBệnh đau cổ vai gáy là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở lứa tuổi…
-
Có bao nhiêu phương pháp điều trị ung thư đại tràng?
TẤT CẢCác phương pháp điều trị ung thư đại tràng gồm: Phẫu thuật: Cắt bỏ đoạn ruột bị khối u ung…
-
Bướu máu ở trẻ em có nguy hiểm?
TẤT CẢU máu ở trẻ em thường lành tính, tự tiêu đi trước khi trẻ 10 tuổi. Tuy nhiên, cũng có…
-
Hạch sưng đau có nguy hiểm?
TẤT CẢSưng hạch bạch huyết là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Mặc dù…
-
Những ai có thể mắc bệnh võng mạc tiểu đường?
Hỏi đáp sức khỏeNhư tên gọi của bệnh võng mạc tiểu đường thì những người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ…
-
Bệnh tay chân miệng là gì và cách phòng ngừa?
Hỏi đáp bảo hiểm sức khỏe1. Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh, có thể có các biến chứng nguy hiểm như viêm não,…
-
U xơ tuyến vú có khả năng tiến triển thành ung thư vú?
TẤT CẢTheo nghiên cứu thì sẽ có hơn 50% phụ nữ sẽ phát triển u xơ tuyến vú ở một thời…
-
Khi nào là thời gian tốt nhất để uống Vitamin?
DINH DƯỠNGTích cực thiết lập cho mình thói quen uống vitamin vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ hình thành…
-
Nên lấy cao răng bao lâu một lần?
RĂNG HÀM MẶTCao răng thường đóng thành từng lớp ở bề mặt răng gần nướu, có màu trắng đục hoặc vàng nhạt.…
-
Sốt siêu vi là gì và lây qua đường nào?
TẤT CẢSốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Phần…
-
Vì sao nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở người trẻ tuổi?
TẤT CẢNhồi máu cơ tim cấp thường được nhắc đến rất nhiều ở người cao tuổi, nhưng như vậy không có…
-
Có thể ăn trứng không, nếu bạn bị tiểu đường?
DINH DƯỠNGMặc dù trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng ăn nhiều trứng cũng có thể làm tăng cholesterol. Điều…
-
Sỏi mật có nguy hiểm không?
Hỏi đáp sức khỏeCó lẽ đây là nỗi lo của các bạn có sỏi mật hoặc biết rằng mình có nguy cơ bị…