Bệnh nhân sau tai biến phục hồi chức năng như thế nào?

Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) là bệnh hay gặp, đứng thứ ba sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Tỷ lệ tử vong do tai biến chiếm khoảng 25% và tỷ lệ tàn phế chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh.
1. Di chứng sau tai biến rất khắc nghiệt
Tai biến mạch máu não (TBMMN) thường gặp ở nhiều độ tuổi, tuy nhiên nam giới từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Những tổn thương khi xảy ra tai biến làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu lên não. Chính vì vậy, các tế bào thần kinh bị tổn thương và chức năng hoạt động của cơ quan này có thể sẽ bị ngưng trệ trong một thời gian dài dẫn đến các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, hay co rút các cơ, thần kinh…
Trong lâm sàng, tai biến nhồi máu não thường gặp hơn là chảy máu não, chiếm tỷ lệ 80-85%, trong khi đó tỷ lệ chảy máu não là 10-15% và chảy máu màng não là 5%.
Việc phát hiện sớm TBMMN thể nhồi máu não và điều trị tiêu cục máu đông đối với thời gian vàng của não rất quan trọng. Thời gian của não là thời gian vàng, nếu người bệnh được xử lý cấp cứu giai đoạn cấp của nhồi máu não (trong vòng 3 tiếng từ khi xảy ra tai biến) kết quả điều trị sẽ được cải thiện.
TBMMN thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thống kê cho thấy khoảng 1/3 số người bị TBMMN sau đó bị liệt nửa người. Do đó tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau TBMMN là phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất, hạn chế tối đa di chứng và biến chứng.
Sau khi xảy ra các cơn tai biến, người bệnh nên tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, việc tập luyện phục hồi chức năng sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn. Mục tiêu chung là nhằm giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động có thể di chuyển được, phục hồi chức năng ngôn ngữ như nghe, nói, hiểu được, sớm hòa nhập với cuộc sống.
2. Phục hồi chức năng sau tai biến cần tuân thủ y lệnh điều trị
Sau TBMMN, việc phục hồi chức năng sẽ tùy thuộc vào mức độ tàn tật và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị liệt nửa người và phải nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc người khác thì việc tập luyện là những bài tập thụ động do người chăm sóc giúp đỡ hoặc điều dưỡng viên vật lý trị liệu.
Thông thường bệnh phục hồi khá tốt trong 3 tháng đầu, phục hồi chậm hơn 3 tháng tiếp theo, ngoài 6 tháng thì phục hồi rất chậm. Do đó, phục hồi chức năng sau TBMMN đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì tập luyện và tuân thủ theo liệu trình hỗ trợ điều trị của cơ sở y tế. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị. Tập vận động, phục hồi chức năng càng sớm càng tốt là cách duy nhất giúp bệnh nhân giảm các di chứng, biến chứng sau các cơn TBMMN.
Theo các chuyên gia thần kinh, phòng ngừa TBMMN cần cảnh giác các yếu tố nguy cơ, cụ thể là: Thay đổi lối sống; Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không hút thuốc, không uống rượu; ăn uống điều độ; tăng cường vận động thể lực, thể dục thể thao; sống vui vẻ tránh căng thẳng; phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp.
Nguồn: Sức khoẻ và đời sống
Bài viết liên quan:
-
Những điều cần biết về ung thư thực quản
Y học thường thứcUng thư thực quản là tổn thương ác tính của tế bào xuất phát từ thực quản, có thể gặp…
-
Quá trình lão hóa
Y học thường thứcLão hóa là một tiến trình tự nhiên và xảy ra liên tục. Hiện tượng này tăng dần theo thời…
-
Cảnh giác táo bón ở người cao tuổi
Y học thường thứcCó rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở người già. Bệnh nếu không được chữa trị…
-
Các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn
Y học thường thứcĐôi khi người thân của bạn có biểu hiện khác thường về giao tiếp, hành vi, hay cả trong cuộc…
-
Nhận thức mới về sụt cân ở bệnh nhân suy tim
Y học thường thứcChúng ta có thể đặt 1 bước gần hơn đến việc ngăn ngừa sụt cân ở bệnh nhân suy tim,…
-
Bảo vệ sức khỏe trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường
Y học thường thứcTrong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay thì sức khỏe con người có nguy cơ…
-
Mùa hè nắng nóng cần lưu ý những vấn đề sau
Y học thường thứcMùa hè, nhiệt độ thời tiết tăng cao dễ làm cho cơ thể bị mệt mỏi, uể oải, thậm chí…
-
Xạ trị vùng bụng – chậu có tác dụng phụ hay không
Y học thường thứcXạ trị vùng bụng – chậu đôi khi có thể gây ra những tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể…
-
Chăm sóc đúng cách để có đôi mắt sáng và khỏe mạnh
Kiến thức y khoaChăm sóc mắt đúng cách để có đôi mắt sáng và khỏe đẹp Biết cách vệ sinh mắt sẽ giúp cho…
-
Kháng thể là gì? Vai trò và sự hình thành kháng thể
Y học thường thứcKhi các vi khuẩn và virus xâm nhập vào bên trong cơ thể, kháng thể sẽ chống lại chúng. Trong…
-
8 đặc điểm riêng của người nhóm máu O
Y học thường thứcNgười máu O dễ bị nhiễm trùng, nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tuần hoàn thấp, có thể hiến…
-
Chăm sóc bệnh tiểu đường thai kỳ
Y học thường thứcBa yếu tố cơ bản giúp quản lý một cách hiệu quả bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm theo…
-
Sự hình thành của bệnh viêm xoang
Y học thường thứcBệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến tại Việt Nam. Nếu không được điều…
-
Các bệnh tự miễn thường gặp
UncategorizedBệnh lý tự miễn là một trong những căn bệnh phổ biến có thể gây nguy hiểm nếu không được…
-
Những dấu hiệu cho biết bạn cần siêu âm tuyến giáp
Y học thường thứcTuyến giáp là một cơ quan có nhiều bệnh lý và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt…
-
Lưu ý khi cần cầm máu nhanh
Y học thường thứcCầm máu nhanh là một trong những kỹ năng cấp cứu rất quan trọng để cứu sống và hạn chế…
-
Dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh ung thư
Y học thường thứcHầu hết người bệnh đều cảm thấy sốc khi được chẩn đoán ung thư. Họ có thể rơi vào trạng…
-
Kháng sinh và vi khuẩn: Những điều cần biết
Y học thường thứcKháng sinh đầu tiên được công bố chính là Penicillin vào năm 1929, từ đó lần lượt có rất nhiều…
-
Các phương pháp phòng tránh tai biến mạch máu não
Y học thường thứcTheo thống kê trên thế giới, cứ 53 ngày sẽ có một bệnh nhân bị tai biến mạch máu não…
-
Ruột thừa nằm ở bên nào? Chức năng của ruột thừa
Y học thường thứcRuột thừa là một cấu trúc hình ống nhỏ hình dạng như ngón tay xuất phát từ đoạn đầu của…
-
Viêm da cơ địa, bệnh mạn tính dễ tái phát
Y học thường thứcViêm da cơ địa là một bệnh viêm da mạn tính, gặp ở mọi lứa tuổi, với triệu chứng nổi…
-
Sự nguy hiểm của nhồi máu cơ tim
Y học thường thứcNhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được…
-
Lên cơn hen suyễn có thể gây đột tử
Y học thường thứcBệnh hen suyễn tuy không dẫn đến nhiều biến chứng nhưng lại có thể đe dọa tính mạng của người…
-
Laser – Xu hướng mới trong điều trị nha khoa
Y học thường thứcLaser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation- khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phát minh…
-
Hút thuốc lá gây ung thư phổi như thế nào?
Y học thường thứcỞ Việt Nam, ung thư phổi là căn bệnh xếp thứ nhất trong số 10 loại ung thư thường gặp…