Đột quỵ là gì và đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất nguồn máu nuôi dưỡng khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân bị đột quỵ khá cao, từ 30-50%.
Những điều cần biết về đột quỵ:
Đột quỵ có thể diễn ra một cách đột ngột và lấy đi tính mạng con người nhanh chóng nếu không phát hiện sớm.
Đột quỵ là tình trạng tổn thương não cấp tính. Có hai dạng đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Tuy nhiên, trên thực tế, đột quỵ thiếu máu não là dạng đột quỵ thường gặp hơn. Cứ 3 bệnh nhân đột quỵ sẽ có 2 người đột quỵ thiếu máu não.
Đột quỵ thiếu máu não xảy ra khi có cục máu đông do mảng xơ vữa tại mạch máu não hoặc từ nơi khác theo dòng máu di chuyển đến não gây tắc nghẽn mạch máu. Tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất nên bị tổn thương, nếu để lâu tế bào sẽ chết. Trong khi đó, đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị vỡ. Mức độ nghiêm trọng của đột quỵ tùy thuộc vào diện tích vùng não bị tổn thương và thời gian tế bào não không được cung cấp máu đầy đủ.
Những triệu chứng dễ nhận biết của người đột quỵ:
Đau đầu dữ dội.
Hoa mắt, chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng.
Có cảm giác tê hoặc liệt vùng mặt, tay hoặc chân.
Lú lẫn, rối loạn ngôn ngữ hoặc rối loạn tri giác.
Có cảm giác buồn nôn, nấc.
Đau ngực, cảm giác yếu toàn thân.
Hơi thở ngắn, tim đập nhanh.
Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ: chính là những người có tiền sử như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, béo phì, tăng mỡ máu… lâu ngày gây nên biến chứng làm bệnh nhân đột quỵ.
Do chế độ sinh hoạt không lành mạnh như lười vận động, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ăn nhiều chất béo…
Cách phòng chống đột quỵ:
Tập thể dục hàng ngày, làm việc nhẹ vừa sức.
Không ăn nhiều mỡ béo, chất bột đường, nên ăn nhiều rau củ, trái cây.
Đo huyết áp định kỳ. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Chữa tăng cholesterol. Không ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…
Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ như: súp, cháo, sữa…
Khi thấy dấu hiệu bị đột quỵ phải cho người bệnh nằm nghiêng một bên. Nếu nôn ói phải móc hết đờm nhớt để bệnh nhân dễ thở và đưa ngay đến bệnh viện. Tuyệt đối không cạo gió hay ngồi chờ xem người bệnh có khỏe lại không…
Không tự ý cho người bệnh uống bất kỳ loại thuốc nào.
Nguồn: tintucvietnam.vn
Bài viết liên quan:
-
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi về đêm
Y học thường thứcĐổ mồ hôi đêm là tình trạng phổ biến và thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, ở…
-
Những lợi ích khi răng sâu được phát hiện và điều trị sớm
Y học thường thứcSâu răng là bệnh lý thuộc tổ chức cứng của răng. Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng, bao gồm:…
-
Quá trình lão hóa
Y học thường thứcLão hóa là một tiến trình tự nhiên và xảy ra liên tục. Hiện tượng này tăng dần theo thời…
-
Để tự cứu mình khi lên cơn đau tim
Y học thường thứcĐa số mọi người đều biết rằng các dấu hiệu của cơn đau tim bắt đầu khi thấy đau ở…
-
Những sai lầm khiến bệnh cảm cúm ngày càng nặng thêm
Y học thường thứcGiao mùa, độ ẩm thay đổi đột ngột là môi trường thuận lợi để phát bệnh cảm cúm. Thông thường,…
-
Những lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường trong ngày Tết
Y học thường thứcKhi mức đường trong máu cao đã âm thầm tàn phá các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ…
-
Hậu quả của suy nhược thần kinh
UncategorizedSuy nhược thần kinh là tình trạng phổ biến hiện nay đối với tất cả mọi người đặc biệt là…
-
7 dấu hiệu bất thường cảnh báo sức khỏe không nên bỏ qua
Y học thường thứcCó những triệu chứng mà chúng ta đều biết phải cần chăm sóc y tế ngay lập tức như đau…
-
Những căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp
Y học thường thứcNhững căn bệnh có thể dẫn tới huyết áp thấp là các bệnh lý về tim mạch (nhồi máu cơ…
-
Ngoài tắm khuya, còn thói quen nào khiến chúng ta dễ bị đột quỵ
Y học thường thứcĐột quỵ phần lớn xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp người trẻ bị…
-
Các biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu tại nhà
Y học thường thứcĐau nửa đầu migraine là bệnh phổ biến ở người dưới 45 tuổi, đặc biệt là nữ giới. Đau nửa…
-
Các nguyên nhân gây đau quặn thận
Y học thường thứcCơn đau quặn thận là hội chứng đau cấp tính vùng lưng bụng. Cơn đau thường dữ dội, không có…
-
Nguyên nhân khiến bạn bị phù chân
Y học thường thứcChân sưng phù là hiện tượng chân bị sưng tăng kích thước, vị trí thường xuất hiện ở mu bàn…
-
Tuổi tác và nguy cơ ung thư
Y học thường thứcTuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất để phát triển ung thư. Trên thực tế, 60% những người…
-
6 bước trước khi ngủ tránh hạ đường huyết ban đêm
Y học thường thứcHạ đường máu trong đêm thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này do nhiều yếu tố, từ…
-
Một số bệnh phổ biến chỉ có ở nữ giới
Y học thường thứcHầu hết phụ nữ ai cũng từng có ít nhất một lần bị các bệnh lý phụ khoa nhưng không…
-
Sơ cứu đúng khi bị bỏng bô, bỏng nhiệt
Y học thường thứcBỏng bô, bỏng nhiệt có thể thay đổi cấu trúc và rối loạn chức năng vùng tổn thương, gây nhiều…
-
Những khó khăn có thể gặp trong điều trị loãng xương
Y học thường thứcLoãng xương là bệnh lý thường gặp ở người tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh…
-
Bí quyết giúp cải thiện giấc ngủ
Y học thường thứcTrong thời buổi bộn bề công việc như hiện nay, để có được giấc ngủ ngon đối với mọi người…
-
Thuốc giải rượu có công dụng không?
Y học thường thứcTheo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, người khỏe mạnh cứ 1kg thể trọng có thể sử dụng 1…
-
Những bệnh có thể ngừa bằng Vaccine
Kiến thức y khoaMột số bệnh lý hay gặp như: Sởi, ho gà, cúm,... cho đến những bệnh nguy hiểm: Viêm gan siêu…
-
Mùa hè nắng nóng cần lưu ý những vấn đề sau
Y học thường thứcMùa hè, nhiệt độ thời tiết tăng cao dễ làm cho cơ thể bị mệt mỏi, uể oải, thậm chí…
-
Ăn nhiều tôm, cua có làm tăng nguy cơ bị sỏi thận
Kiến thức y khoaCác bác sĩ cho biết, hầu hết các bệnh nhân bị sỏi thận khi được hỏi có ăn tôm, cua…
-
Cảnh giác nguy cơ bội nhiễm nha chu do mắc tay chân miệng
Y học thường thứcTay chân miệng là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt trẻ em là đối tượng…
-
Triệu chứng ở giai đoạn muộn của ung thư gan
Y học thường thứcUng thư gan là bệnh lý có diễn biến âm thầm và khó nhận biết ở những giai đoạn sớm.…