Đường máu bao nhiêu sẽ là “an toàn”?

Mức đường máu “an toàn” là một khoảng đường máu tối ưu giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động của cơ thể.
Khoảng đường máu “an toàn” này sẽ khác nhau và thay đổi trong suốt cả ngày tùy theo tình trạng trước ăn và sau ăn của bạn. Đặc biệt, khoảng đường máu “an toàn” sẽ khác nhau giữa người đang bị tiểu đường và người không bị tiểu đường.
Với những ai không đang bị tiểu đường, đường máu lúc đói “an toàn” khi nằm từ 70–100 mg/dl. Đường máu đo sau bữa ăn hai giờ dưới 140 mg/dl. Tuy nhiên, khoảng đường máu “an toàn” lúc đói của bệnh nhân tiểu đường sẽ từ 80–130 mg/dl và sau ăn 1–2 giờ là dưới 180mg/dl theo khuyến cáo của Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ. Ngày nay, con số này được khuyến khích càng thấp tương đương với mức của người không bị tiểu đường thì càng có lợi để phòng tránh những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Ngoài mức đường máu lúc đói và sau ăn, một xét nghiệm máu được gọi là haemoglobin A1c (HbA1c, A1C) thể hiện mức đường máu trung bình trong 2–3 tháng trước đó. Đối với người bình thường, mức A1C sẽ là dưới 5.7%. Còn với bệnh nhân bị tiểu đường, mức này được khuyến khích dưới 7.0%. Với những bệnh nhân còn trẻ, mới mắc bệnh, chưa bị những biến chứng, mức A1C khuyến khích thấp hơn (6-6.5%) trong khi với những bệnh nhân già, có những biến chứng hoặc bệnh lý tim mạch đi kèm, mức A1C cao hơn vẫn chấp nhận được (<8%).
Ngoài việc duy trì đường máu nằm trong khoảng “an toàn”, cần tránh tình trạng đường máu bị biến động, tăng giảm đột ngột vì điều này sẽ tăng nguy cơ các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Trước đây, với xét nghiệm A1C, chúng ta không thể đánh giá được sự biến động của đường máu trong suốt cả ngày. Hiện nay, hệ thống theo dõi đường máu liên tục sẽ giúp phát hiện được và qua đó, giúp điều chỉnh chế độ điều trị một cách chính xác và tinh tế hơn.
Một điểm thắc mắc thường gặp của bệnh nhân tiểu đường là cách đọc kết quả. Theo hệ thống của Mỹ, đơn vị kết quả đường máu được tính theo milligrams/deciliter (mg/dl) trong khi theo các đọc của Canada, Úc và Anh, đơn vị này lại là millimoles/liter (mmol/L). Bạn có thể chuyển đổi con số này sang đơn vị tính của Mỹ bằng cách nhân cho 18. Chẳng hạn, nếu đường máu bạn đo là 7mmol/L, kết quả theo đơn vị của Mỹ sẽ là 126 mg/dl.
Đường máu bao nhiêu là “an toàn”?
Lúc đói:
-
Người không bị tiểu đường: 70–99 mg/dl (3.9–5.5 mmol/L)
-
Bệnh nhân tiểu đường: 80–130 mg/dl (4.4–7.2 mmol/L)
2 giờ sau bữa ăn
-
Người không bị tiểu đường: < 140 mg/dl (7.8 mmol/L)
-
Bệnh nhân tiểu đường: < 180 mg/dl (10.0 mmol/L)
-
HbA1c
-
Người không bị tiểu đường: < 5.7%
-
Bệnh nhân tiểu đường: < 7.0%
Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City
Bài viết liên quan:
-
Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?
Y học thường thứcViêm mũi dị ứng là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở tuổi thanh niên…
-
Đường máu bao nhiêu sẽ là “an toàn”?
Y học thường thứcMức đường máu “an toàn” là một khoảng đường máu tối ưu giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho…
-
Uống nước ngọt có gas ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Y học thường thứcTheo các bác sĩ Khoa Phụ Sản, để bảo vệ con, các bà mẹ cần tránh các chất kích thích,…
-
11 nguy cơ bệnh tim mạch hàng đầu có thể bạn chưa biết
Y học thường thứcBệnh tim mạch đã và đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên thế giới với…
-
Nhiễm trùng sau gãy xương là gì và cách điều trị
Y học thường thứcPhần lớn các trường hợp gãy xương thường không gây ra nhiễm trùng. Trường hợp bị nhiễm trùng xảy ra…
-
Các phương pháp điều trị u nguyên bào thần kinh
Y học thường thứcU nguyên bào thần kinh là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và thường gặp ở trẻ em. Bệnh gây…
-
Vai trò của hệ miễn dịch trong việc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư
Y học thường thứcTế bào ung thư có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, đồng thời hệ miễn dịch vẫn có khả…
-
Làm sao để sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu
Y học thường thứcHệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống. Nếu không có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng…
-
Chăm sóc đúng cách để có đôi mắt sáng và khỏe mạnh
Kiến thức y khoaChăm sóc mắt đúng cách để có đôi mắt sáng và khỏe đẹp Biết cách vệ sinh mắt sẽ giúp cho…
-
“Bản đồ cơ thể”: Bạn đã hiểu rõ về cơ thể của mình?
Y học thường thứcCác cơ quan khác nhau có thể làm việc cùng nhau để thực hiện cùng một chức năng chung như…
-
Phẫu thuật cắt dạ dày
Y học thường thức1. Dạ dày là gì ? Dạ dày là cơ quan tiêu hóa nối giữa thực quản và ruột non. Sau…
-
Giao tiếp với trẻ tự kỷ
Y học thường thức1. Những khó khăn trong giao tiếp với trẻ tự kỷ * Cần nhận biết những khó khăn cơ bản…
-
Các bệnh lý dễ gặp khi giao mùa và cách phòng tránh
Y học thường thứcThời điểm giao mùa, lúc mưa ẩm lúc nắng gắt, sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn…
-
Lợi ích của thực phẩm chức năng và lưu ý khi sử dụng
Y học thường thứcSức khỏe là vô cùng quý giá, vì thế bảo vệ sức khỏe thông qua việc ăn uống, tập luyện…
-
Các biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu tại nhà
Y học thường thứcĐau nửa đầu migraine là bệnh phổ biến ở người dưới 45 tuổi, đặc biệt là nữ giới. Đau nửa…
-
Bảo vệ sức khỏe trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường
Y học thường thứcTrong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay thì sức khỏe con người có nguy cơ…
-
Tác hại của cao răng (vôi răng)
Y học thường thứcViệc vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng trong đó…
-
Đừng coi thường chứng đầy hơi ăn không tiêu
Y học thường thứcI. Khó tiêu: Bạn thường bị chướng bụng đầy hơi sau khi ăn? Thực ra ai trong số chúng ta…
-
Điều gì xảy ra khi bạn uống quá nhiều rượu bia?
Y học thường thứcChỉ 30 giây sau khi được đưa vào cơ thể, rượu lập tức tác động đến não bộ, các cơ…
-
Điểm khác biệt của tế bào ung thư so với tế bào thường
UncategorizedUng thư là căn bệnh nguy hiểm thường gặp và gây ra hậu quả khó lường nếu không được phát…
-
Dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh ung thư
Y học thường thứcHầu hết người bệnh đều cảm thấy sốc khi được chẩn đoán ung thư. Họ có thể rơi vào trạng…
-
Có thể thủng dạ dày nếu bị viêm loét dạ dày nặng
Y học thường thứcViêm loét dạ dày – tá tràng chiếm khoảng 26% và đang có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong…
-
16 cách giảm nguy cơ bệnh tim
Y học thường thứcBệnh tim một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ giới. Vì vậy,…
-
Tính lượng muối, lượng đường nạp vào cơ thể người/ngày như thế nào?
Y học thường thức1. Cơ thể một ngày cần lượng muối là bao nhiêu thì đảm bảo hoạt động tốt Muối ăn có…
-
Nhiễm ấu trùng sán lợn nguy hiểm khôn lường
Y học thường thứcSán lợn nguy hiểm thế nào? Theo Infonet, Thạc sĩ Mai Anh Lợi, Viện SR-KST-CT TP. HCM cho biết, bệnh lợn gạo…