Gắp thức ăn cho nhau cũng có thể nhiễm vi khuẩn HP

Thói quen ăn uống chung, gắp thức ăn cho nhau hay mớm cơm, thổi canh cho con trẻ tưởng chừng như ‘’vô hại’’ nhưng cũng làm lây nhiễm vi khuẩn HP. Trong những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày, có trên 70% bệnh nhân có HP (+).
1. Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người.
Vậy vì sao vi khuẩn HP sống được trong dạ dày? Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.
2. Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường nào?
Có 3 đường lây nhiễm chính:
- Lây qua đường miệng-miệng: Vợ/ chồng của người đã nhiễm HP thường có nguy cơ lây nhiễm đến 90%. Do đó, khi một người đã nhiễm HP thì người kia cũng cần đi kiểm tra. Nếu cả 2 người đều nhiễm thì cũng điều trị cả 2 để tránh vi khuẩn đề kháng thuốc.
- Lây qua đường phân-miệng: Sự tái nhiễm và lây lan HP trong cộng đồng còn qua sinh hoạt ăn uống, thói quen chung đụng trong gia đình và cộng đồng.
- Lây qua đường dạ dày-miệng: Vệ sinh tiệt khuẩn các thiết bị y tế như ống soi, dụng cụ nha khoa, dụng cụ tai mũi họng…. là điều quan trọng, tối cần thiết để ngăn ngừa lây lan HP.
Trong các cách lây nhiễm này, lây qua đường miệng – miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất. Do đó thói quen ăn uống chấm chung bát mắm, chung canh, chung thức ăn và "gắp thức ăn cho nhau" cũng làm lây nhiễm vi khuẩn HP
3. Khi bị nhiễm HP thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở mức độ nào?
Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP thường lo lắng không biết vi khuẩn HP có gây ung thư không. Thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày.
Trong những trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày, có trên 70% bệnh nhân có HP (+). Còn trong bệnh lý viêm dạ dày dạng nốt phát hiện qua hình ảnh nội soi thì 100% có vi khuẩn HP (+).
4. Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP?
Các triệu chứng ở người nhiễm vi khuẩn HP thường thầm lặng, không rõ ràng. Thông thường nó gây ra những cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc viêm loát dạ dày. Cách tốt nhất là bạn nên đi thăm khám tại bệnh viện để biết được kết quả chính xác nhất.
Các phương pháp trong y học được áp dụng để phát hiện vi khuẩn HP bao gồm:
Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời khi soi xong bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này người bệnh có thể biết mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, với 3 cách sau:
- Xét nghiệm hơi thở
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân
- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu (ít được áp dụng)
Một trong những phương pháp xét nghiệm không xâm nhập được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, là xét nghiệm hơi thở (Test hơi thở – Urea Breath Test).
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
7 dấu hiệu bất thường cảnh báo sức khỏe không nên bỏ qua
Y học thường thứcCó những triệu chứng mà chúng ta đều biết phải cần chăm sóc y tế ngay lập tức như đau…
-
Cách đưa oxy lên não giúp bạn luôn tỉnh táo
Y học thường thứcNão bộ thiếu oxy sẽ khiến cho các hoạt động của não bộ bị suy giảm. Người bệnh thường có…
-
Các nguyên nhân khiến men gan tăng cao
Y học thường thứcMen gan tăng cao là tình trạng thường gặp với nhiều người, nhất là những người thường xuyên sử dụng…
-
Đau đầu do căng thẳng gây nhiều mệt mỏi
Y học thường thứcBên cạnh các bệnh về thần kinh hay não bộ, hầu hết triệu chứng đau đầu mệt mỏi là do…
-
6 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú
Y học thường thứcUng thư vú là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với chị em phụ nữ trên toàn thế…
-
Các phương pháp chống nắng, bảo vệ da hiệu quả
Y học thường thứcTrong cái nắng oi ả của mùa hè, bạn đang tìm những phương pháp chống nắng để bảo vệ làn…
-
11 cách để ngăn chặn cảm giác thèm ăn đối với đường và thực phẩm không lành mạnh
Y học thường thứcCảm giác thèm ăn đối với đường và các thực phẩm không lành mạnh là một vấn đề không nhỏ…
-
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt
Y học thường thứcKhi bị rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ được khuyên nên sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt theo chỉ…
-
Giảm cân an toàn trong ngày Tết
Y học thường thứcNgày Tết chính là cơ hội để bạn tăng cân mất kiểm soát. Hãy yên tâm vì bạn vẫn có…
-
Đau nửa đầu Migraine: bệnh lý khá thường gặp
Kiến thức y khoaBệnh đau đầu Migraine hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu mạn tính có nguồn…
-
Hậu quả của suy nhược thần kinh
UncategorizedSuy nhược thần kinh là tình trạng phổ biến hiện nay đối với tất cả mọi người đặc biệt là…
-
Các lưu ý trong điều trị suy thận cấp
Y học thường thứcSuy thận cấp là bệnh lý có khá nhiều người mắc phải hiện nay, việc điều trị suy thận cấp…
-
Sơ cứu khẩn cấp cho các trường hợp say nắng
Y học thường thứcSay nắng xảy ra khi cơ thể không tự điều chỉnh nhiệt độ và nhiệt độ cơ thể tiếp tục…
-
Những khó khăn có thể gặp trong điều trị loãng xương
Y học thường thứcLoãng xương là bệnh lý thường gặp ở người tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh…
-
Giun lươn – Thêm một thủ phạm gây viêm dạ dày
Y học thường thứcNhiều bệnh nhân đến khám bệnh vì có những triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng nhưng kết quả…
-
Triệu chứng cảnh báo ngộ độc rượu
Y học thường thứcNgộ độc rượu là một hậu quả nghiêm trọng, có thể gây tử vong do uống phải một lượng rượu…
-
Giải đáp căn bệnh sốt xuất huyết
Y học thường thứcBệnh sốt xuất huyết khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn…
-
Tác hại của cao răng (vôi răng)
Y học thường thứcViệc vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng trong đó…
-
Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?
Y học thường thứcViêm mũi dị ứng là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở tuổi thanh niên…
-
Các chấn thương thường gặp ở vai
Y học thường thứcCon người dễ gặp phải các chấn thương ở vai khi thực hiện các hoạt động liên quan đến sự…
-
Tính lượng muối, lượng đường nạp vào cơ thể người/ngày như thế nào?
Y học thường thức1. Cơ thể một ngày cần lượng muối là bao nhiêu thì đảm bảo hoạt động tốt Muối ăn có…
-
7 điều không nên làm sau khi ăn
Y học thường thứcĂn trái cây tráng miệng, uống nước trà... là những thói quen của một số người sau khi ăn. Nhưng…
-
Bảo vệ sức khỏe gia đình khi dịch sốt xuất huyết bùng phát
Y học thường thứcMùa mưa bắt đầu, không khí trở nên ẩm ướt là thời điểm lý tưởng để các loại ký sinh…
-
16 cách giảm nguy cơ bệnh tim
Y học thường thứcBệnh tim một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ giới. Vì vậy,…
-
Ăn trái cây cũng có thể khiến bạn tăng cân
Y học thường thứcHoa quả luôn là nguồn thực phẩm lành mạnh đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn có thể…