Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường: Nên ăn gì, kiêng gì?

Kinh nguyệt ra không đều hay ra ít hơn bình thường ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, chất lượng trứng, từ đó dẫn tới khó mang thai, hiếm muộn, vô sinh. Nguyên nhân kinh nguyệt không đều có liên quan đến ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không lành mạnh hoặc có xáo trộn, kiêng cữ giảm cân không hợp lý.
1. Kinh nguyệt bình thường của phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp lại của kinh nguyệt tính từ tháng này sang tháng kế tiếp được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên xuất hiện đến ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo thường là 28- 30 ngày. Để tính được chính xác chu kỳ kinh nguyệt thì phải quan sát trong nhiều tháng liền mới có thể biết được, một chu kỳ ngắn lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày đều bình thường. Độ dài một chu kỳ thường 3- 5 ngày hoặc kéo dài từ 2-7 ngày hoặc lượng máu kinh rất ít kéo dài 7- 10 ngày cũng được gọi là bình thường. Lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh khoảng 50-80ml, trong đó máu chiếm khoảng 36%, 64% còn lại chủ yếu là niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung và âm đạo.
2. Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường
Kinh nguyệt ra ít sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, gây vô sinh thứ phát trong tương lai gần kèm theo các rối loạn sinh lý gây giảm khoái cảm, tăng chứng lãnh cảm, giảm ham muốn và dần dần sợ quan hệ chăn gối. Nguyên nhân thường là:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh có chứa nhiều dầu mỡ, đường, sữa béo ngọt làm cân nặng tăng giảm bất thường hoặc thức ăn thiếu đạm, thiếu các vitamin như vitamin E, C, A nên cơ thể bị thiếu chất.
- Nguy cơ mắc các bệnh về phụ khoa như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nhiễm vùng kín làm tắc lối đi của kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bong tróc bất thường.
- Khi căng thẳng, áp lực tâm lý, hormone cortisol tiết nhiều gây bất thường kinh nguyệt.
- Nội tiết tố của con gái có thể thay đổi theo thời gian, độ tuổi hay tâm trạng gây mất cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone .
- Trường hợp kinh nguyệt ra ít hoặc xuất hiện màu đen khi phụ nữ đang mang thai thường nghi thai ngoài tử cung
3. Kinh nguyệt ra ít nên ăn gì?
Những thực phẩm nên ăn khi kinh nguyệt ra ít như gừng, đu đủ, đậu nành, củ dền, lòng đỏ trứng, cải bắp, cà rốt, đậu phộng, đậu lăng, rau bina, uống 1 số loại nước ép cà rốt, xoài, dâu, uống vitamin C, canxi và khoáng chất hoặc kèm thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố. Bên cạnh đó là các loại cá giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, quả óc chó, hạt lanh cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
4. Kinh nguyệt ra ít phải làm sao?
Khi bị rối loạn kinh nguyệt thì các chị em phụ nữ cần lưu ý có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kiêng ăn đồ ăn chua, cay, nóng, giảm thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, không nên uống trà đặc, cà phê.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao điều độ nhưng không gắng sức. Bổ sung vitamin, khoáng chất, sắt để ngăn ngừa thiếu máu.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ ngăn ngừa viêm nhiễm, không nên sử dụng một miếng băng từ sáng đến tối, không mặc quần quá chật, không tắm lâu, loại bỏ thói quen vệ sinh vùng kín bằng sữa tắm.
- Tránh căng thẳng, lo lắng, không làm việc quá sức sẽ làm ức chế buồng trứng từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của các nội tiết tố làm kinh nguyệt ra ít hơn bình thường
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Hóa giải rào cản tâm lý cho người phục hồi sau tai biến
Y học thường thứcTai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây…
-
Các biện pháp bảo vệ cơ bản nhằm ngăn ngừa 2019-nCoV
Y học thường thứcDịch 2019-nCoV là virus hô hấp chủ yếu phát tán khi tiếp xúc với người bị nhiễm thông qua các…
-
Ù tai dấu hiện của nhiều bệnh lý
Y học thường thứcÙ tai là âm thanh con người cảm nhận được trong đầu hay trong tai như tiếng vo ve, tiếng…
-
Đặc điểm các cơn co giật toàn thân
Y học thường thứcCo giật là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự hoạt động quá mức hoặc đồng thời của những…
-
Cách phòng tránh sốc nhiệt do nắng nóng
Y học thường thứcSốc nhiệt gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt…
-
Các nguyên nhân gây mất nước trong cơ thể
Y học thường thứcNước trong cơ thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng rất nhiều đến sức…
-
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư máu
Y học thường thứcUng thư máu là một căn bệnh ác tính khiến lượng bạch cầu tăng đột biến. Có nhiều dạng ung…
-
5 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn
Y học thường thứcThuốc kháng sinh là bước ngoặc lớn trong lịch sử y học nhân loại, giúp cứu sống hàng triệu người mắc…
-
Bài tập yoga cho bà bầu
Y học thường thứcYoga là bộ môn khoa học rèn luyện lý tưởng được các mẹ bầu lựa chọn. Bao gồm đa dạng…
-
Những hiểu biết về điện giật và cách trợ giúp nạn nhân bị điện giật
Y học thường thứcCơ thể người dẫn điện được, do đó nếu bất kỳ phần nào của cơ thể bị điện giật thì…
-
10 bệnh do muỗi gây ra lưu hành phổ biến ở Việt Nam
Y học thường thứcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 750.000 người trên toàn thế giới tử vong…
-
Đau đầu, những triệu chứng báo động
Y học thường thứcĐau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, hầu hết mọi người đã từng có lúc bị…
-
Tư thế ngủ tốt nhất trong thai kỳ
Y học thường thứcTrong thời kỳ mang thai, bạn có thể thấy mình trở nên khó khăn trước khi rơi vào giấc ngủ.…
-
Mọi thứ cần biết về rửa tay để bảo vệ bạn khỏi Coronavirus
UncategorizedGiữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể thực hiện để…
-
Báo động: Nhiều trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân, béo phì gia tăng nhanh
Kiến thức y khoaViệt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi…
-
Bí quyết luôn tươi trẻ dành cho mẹ bầu
Y học thường thứcĐa phần phụ nữ khi mang thai ít nhiều cũng sẽ ảnh hướng đến ngoại hình, mà đặc biệt là…
-
Virus là gì? Sự hình thành của virus?
Y học thường thứcVirus là ký sinh trùng siêu nhỏ, thường nhỏ hơn nhiều so với vi khuẩn. Chúng thiếu khả năng phát…
-
Chứng ngứa mắt và cách đối phó với ngứa mắt
Y học thường thứcNgứa mắt khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Thực ra,…
-
Cảnh giác với rách/bong giác mạc
Y học thường thứcGiác mạc là phần dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát…
-
Cách xử lý khi bị ê buốt chân răng
UncategorizedKhi bị ê buốt chân răng nhiều người thường tự đặt câu hỏi: “Ê buốt chân răng uống thuốc gì?”.…
-
Giao tiếp với trẻ tự kỷ
Y học thường thức1. Những khó khăn trong giao tiếp với trẻ tự kỷ * Cần nhận biết những khó khăn cơ bản…
-
Cách hạn chế ảnh hưởng của bụi mịn trong không khí tới sức khỏe
Y học thường thứcBụi siêu mịn không chỉ là tác nhân gây ra bất ổn khí hậu mà còn ảnh hưởng không nhỏ…
-
Coi chừng trẻ em cũng có thể mắc bệnh trĩ
Y học thường thứcNhiều người cho rằng trẻ em không thể nào mắc bệnh trĩ nhưng đó là một quan niệm hoàn toàn…
-
Vì sao bạn dễ bị đau đầu sau khi ngủ trưa?
Y học thường thứcMột giấc ngủ trưa đúng, đủ và khoa học sẽ rất có lợi cho sức khỏe, giúp loại bỏ cảm…
-
Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết
UncategorizedSốt xuất huyết và sốt rét đều là 2 bệnh truyền nhiễm dễ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe…