Những thói quen xấu khiến bạn lúc nào cũng mệt mỏi
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/01/f68128c8bfe82cb87f6831ec75302ad1_s-2.jpg)
Mỗi người đều có những thói quen xấu khác nhau, tưởng chừng như điều đó là bình thường nhưng thực tế có thể dẫn đến khá nhiều điều tồi tệ, nhất là khi nó có ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, tham khảo bài viết dưới đây hi vọng bạn sẽ biết cần từ bỏ những thói quen gì để giúp bản thân luôn khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực.
1. Không ăn đủ chất đạm
Khi không ăn đủ đạm thì cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện như thèm đường, carbohydrate, cơ thể thiếu cơ bắp, móng tay giòn, dễ bị gãy…Vốn dĩ đạm phục vụ cho rất nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, đặc biệt hơn nữa là nó giúp bạn nó và cung cấp được nguồn năng lượng cho nhiều hoạt động bận rộn trong một ngày.
Theo các chuyên gia cho biết, protein đóng vai trò trong việc cân bằng lượng đường trong máu, nó giảm sự giải phóng carbohydrate trong cơ thể, đảm bảo cơ thể đủ nguồn năng lượng bền vững để hoạt động. Các loại thực phẩm có chứa nhiều protein có thể kể đến như trứng, đậu, thịt, cá, quinoa, các loại hạt…Nếu bạn biết cách kết hợp mỗi bữa ăn chính với bữa ăn nhẹ sẽ có tác dụng cân bằng lượng đường và không để cho cơ thể rơi vào trạng thái, mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng giữa buổi sáng và chiều.
2. Theo chế độ ăn ít carbohydrate
Những người áp dụng chế độ ăn kiêng ít carbohydrate sẽ thường xuyên có triệu chứng cơ thể yếu, hiệu suất hoạt động của cơ thể kém, chức năng miễn dịch không được tốt…, điều đó chứng tỏ được tầm quan trọng của carbohydrate như thế nào. Bạn cần phải có chế độ ăn uống nghiêm ngặt hơn về lượng carbs bởi nó có khả năng cải thiện được nguồn năng lượng tinh thần và thể chất.
Não bộ của con người phụ thuộc vào lượng glucose do carbs cung cấp, và những người phải làm việc nghiêng về thể chất thì chắc chắn sẽ khỏi thoát được tình cảnh đấu tranh với chế độ ăn kiêng thấp carb. Tất nhiên, nguồn carbs không phải lúc nào cũng giống nhau, với những nguồn carbs không tốt từ thức ăn có đường hay thực phẩm tinh chế thừ bánh mì trắng, gạo…sẽ làm lượng đường ở trong máu tăng, nguy cơ béo phì là khó tránh khỏi. Do vậy, để có được nguồn năng lượng cần thiết kế và bền vững thì tốt nhất bạn nên lựa chọn nguồn carbohydrate phức tạp, chứa lượng chất xơ lớn như rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
Để thoát khỏi tình trạng uể oải kéo dài thì bạn nên tăng cường 2 nhóm nguyên liệu đó là protein và carbs. Kết hợp cả hai trong các bữa ăn chính và ăn nhẹ sẽ mang lại kết quả tuyệt vời nhất cho bạn.
3. Quá lạm dụng caffeine
Việc lạm dụng cà phê hay các loại thức uống có chứa caffeine sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon, uể oải, thường xuyên có cảm giác lo âu…Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói caffeine là con dao hai lưỡi khi nhắc về nguồn năng lượng từ nó.
Không nghi ngờ gì về việc một lượng vừa đủ caffein có thể giúp cơ thể tăng năng lượng nhanh chóng, và các nghiên cứu cũng chỉ ra nó còn có thể tăng cường hiệu suất về thể thao. Tuy nhiên, có thể do quá tốt nên tất cả các lợi ích của caffein dần bị "loãng" đi nếu bạn cứ tiếp tục lạm dụng nó thường xuyên. Các bác sĩ và chuyên gia nghiên cứu đã chứng minh được rằng caffeine là một chất kích thích mạnh mẽ, nó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và có thể khiến cho nguồn năng lượng của bạn bị cạn kiệt.
Lạm dụng caffeine sẽ làm kích thích các phản ứng insulin, hormone, loại bỏ đường trong máu, làm giảm lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, kết quả dẫn đến tình trang suy kiệt nguồn năng lượng. Phần rượu và nicotin có tác dụng kích thích insulin tương tự như vậy. Lượng caffeine được khuyến cáo nên dùng mỗi ngày là 400mg và các loại có chứa chất này bao gồm trà xanh, cola, các loại thức uống năng lượng, socola…
Ngoài những thói quen trên thì việc lười nhác tập thể dục, uống nước ít, uống nhiều rượu và các loại thức uống có cồn…cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe ngày càng suy giảm. Nếu bạn muốn thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, uể oải mỗi ngày hãy từ bỏ những thói quen xấu kể trên ngay từ hôm nay.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng