Răng, nướu khỏe giúp duy trì trí nhớ
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/02/cd567be08bf21b436420da60675a562d_s-1.jpg)
Chẳng bao giờ là quá sớm để bắt đầu hướng dẫn những đứa trẻ biết cách tự chăm sóc răng và nướu. Để trẻ thực sự quan tâm đến vấn đề này, cha mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo bằng cách thực hiện những thói quen vệ sinh răng miệng, như chải răng, xỉa răng hàng ngày và kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ, thường xuyên.
1. Giúp tăng sự tự tin
Những chiếc răng sâu và bệnh về nướu thường không chỉ khiến nụ cười của bạn trở nên kém thẩm mỹ, mà còn gây nên hơi thở có mùi hôi. Nếu tình trạng này trở nên tồi tệ, có thể ảnh hưởng đến sự tự tin. Với tình trạng răng miệng khỏe khoắn, không bị bệnh về nướu và sâu răng, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được nâng lên một cách rõ rệt. Bạn có thể ăn ngon, ngủ khỏe và không phải chịu đựng nỗi thống khổ vì răng bị đau nhức hoặc do tình trạng viêm nhiễm nướu gây ra.
2. Giảm nguy cơ bị bệnh tim
Chứng viêm mãn tính do các bệnh về nướu gây ra đã được chứng minh có liên quan đến những vấn đề ở hệ tuần hoàn, như bệnh tim, chứng máu vón cục ở động mạch và đột quỵ.
Các cuộc nghiên cứu được tiến hành mới đây tiếp tục phát hiện các căn nguyên và tầm ảnh hưởng của các bệnh về nướu có liên hệ trực tiếp tới các vấn đề về sức khỏe tim mạch. Những phát hiện trên một lần nữa chỉ rõ, việc duy trì tốt sức khỏe răng miệng có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể bạn một cách toàn diện.
3. Giúp duy trì trí nhớ lâu dài
Theo một báo cáo khoa học được đăng tải trên tạp chí Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry, những người lớn tuổi bị các chứng bệnh về nướu (viêm sưng, chảy máu nướu) thường thể hiện kém các bài kiểm tra về trí nhớ và kỹ năng nhận thức hơn những người có tình trạng sức khỏe răng miệng tốt.
Răng, nướu khỏe giúp duy trì trí nhớ lâu dài
Việc duy trì tốt sức khỏe răng miệng có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể bạn một cách toàn diện (ảnh minh họa)
4. Giúp giảm nguy cơ bị viêm và nhiễm trùng
Tình trạng sức khỏe răng miệng kém có liên quan đến sự phát triển của bệnh nhiễm trùng ở những bộ phận khác của cơ thể. Theo kết quả một cuộc nghiên cứu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém có liên hệ đến sự tiến triển của bệnh viêm phổi ở những người già. Vì vi khuẩn trong miệng có thể di chuyển lên phổi, gây ra nhiễm trùng hoặc làm tồi tệ thêm các chứng bệnh khác ở phổi. Một cuộc nghiên cứu khác đã phát hiện mối quan hệ giữa các chứng bệnh về nướu với chứng viêm và thấp khớp.
5. Giúp ổn định mức đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
Khi bị bệnh đái tháo đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh về nướu hơn so với những người không bị bệnh đái tháo đường. Đồng thời, những vấn đề này khiến cơ thể bạn khó kiểm soát được mức đường huyết. Và việc giảm nguy cơ bị các chứng bệnh về nướu bằng cách bảo vệ sức khỏe răng miệng có thể giúp kiểm soát được mức đường huyết.
6. Giúp thai phụ tránh nguy cơ sinh non
Chị em phụ nữ có thể bị viêm nướu răng trong thời gian thai nghén. Vài cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa các bệnh về nướu với nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân.
Khi mang thai, bạn cần tới khám ở các phòng khám nha khoa hoặc các chuyên gia về bệnh nướu thường xuyên, nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM
Bài viết liên quan:
-
Rách sụn chêm – chẩn đoán và điều trị
Y học thường thứcKhớp gối là một khớp phức hợp, là khớp lớn và chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Vì…
-
Khoảng sáng sau gáy là gì, mẹ cần biết!
Y học thường thứcMang thai sẽ có muôn vàn câu chuyện hạnh phúc, hồi hộp lẫn lo âu. Những cảm xúc liên tục thay…
-
Để tự cứu mình khi lên cơn đau tim
Y học thường thứcĐa số mọi người đều biết rằng các dấu hiệu của cơn đau tim bắt đầu khi thấy đau ở…
-
Cách phòng tránh bệnh nấm tai hiệu quả
Y học thường thứcNấm ống tai là bệnh tai mũi họng tương đối phổ biến ở nước ta, kết hợp với điều kiện…
-
10 phương pháp chăm sóc cho đôi mắt khỏe mạnh
Y học thường thứcĐôi mắt là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể. Cuộc sống hàng ngày, khói bụi,…
-
4 biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày
Y học thường thứcViêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây…
-
Xạ trị vùng bụng – chậu có tác dụng phụ hay không
Y học thường thứcXạ trị vùng bụng – chậu đôi khi có thể gây ra những tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể…
-
Điều gì xảy ra nếu bạn bỏ bữa sáng
Y học thường thứcKhông ăn sáng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe như huyết áp cao, béo phì, bộ nhớ và hoạt…
-
Tìm hiểu hiện tượng mề đay, phù mạch
Y học thường thứcMề đay phù mạch là phản ứng đặc trưng bởi sự sưng nề của da và niêm mạc trong thời…
-
Đau đầu do căng thẳng gây nhiều mệt mỏi
Y học thường thứcBên cạnh các bệnh về thần kinh hay não bộ, hầu hết triệu chứng đau đầu mệt mỏi là do…
-
Tuổi tác và nguy cơ ung thư
Y học thường thứcTuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất để phát triển ung thư. Trên thực tế, 60% những người…
-
Ăn uống khi bị ngộ độc
Y học thường thứcTrước đây trong thời kỳ đầu bị ngộ độc thức ăn, thường phải kiêng hoàn toàn từ 8-12 giờ. Ngày…
-
Đau nửa đầu Migraine: bệnh lý khá thường gặp
Kiến thức y khoaBệnh đau đầu Migraine hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu mạn tính có nguồn…
-
Các bệnh nội tiết thường gặp
Y học thường thứcHệ thống tuyến nội tiết có chức năng sản sinh ra hormone giúp cơ thể kiểm soát nhiều chức năng…
-
Dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh ung thư
Y học thường thứcHầu hết người bệnh đều cảm thấy sốc khi được chẩn đoán ung thư. Họ có thể rơi vào trạng…
-
Các nguyên nhân gây đau quặn thận
Y học thường thứcCơn đau quặn thận là hội chứng đau cấp tính vùng lưng bụng. Cơn đau thường dữ dội, không có…
-
Độ ẩm và sức khỏe
Y học thường thứcĐộ ẩm không khí là một đại lượng chỉ hàm lượng hơi nước có trong không khí. Độ ẩm không…
-
4 căn bệnh về mắt có thể gây mù và mất thị lực
Y học thường thứcCác nhà nghiên cứu cho biết đến năm 2050, số người mù có thể sẽ lên đến 115 triệu người,…
-
Bệnh tay chân miệng ở trẻ cách nhận biết và phòng tránh
Y học thường thứcMùa hè bắt đầu cũng là lúc nhiều dịch bệnh ở trẻ em bùng phát, trong đó có tay chân…
-
Ngộ độc thủy ngân: Dấu hiệu và cách điều trị
Y học thường thứcThủy ngân là một kim loại nặng có độc tính cao đối với con người. Nếu tiếp xúc với quá…
-
9 hướng dẫn để “sống khỏe” với virus viêm gan C
Y học thường thứcViêm gan C là bệnh mạn tính, người mắc viêm gan C phải sống chung với bệnh suốt đời. Do…
-
Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường: Nên ăn gì, kiêng gì?
Y học thường thứcKinh nguyệt ra không đều hay ra ít hơn bình thường ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, chất lượng…
-
Viêm họng, ho khạc ra máu: Cảnh giác các bệnh nguy hiểm
Y học thường thứcViêm họng, ho khạc ra máu rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị sớm và đúng cách thì có…
-
Cảnh giác với những cơn đau đầu dữ dội, đột ngột, nguy hiểm
Y học thường thứcĐau đầu là một vấn đề thường gặp ở nhiều người, tuy nhiên nhiều người cho rằng không nguy hiểm…
-
Sữa mẹ, nguồn vắc xin vô giá cho con
Dinh dưỡngNếu có một loại vắc-xin mới mà có thể giúp phòng tránh tử vong cho một đứa trẻ hoặc hơn…