Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường: Nên ăn gì, kiêng gì?

Kinh nguyệt ra không đều hay ra ít hơn bình thường ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, chất lượng trứng, từ đó dẫn tới khó mang thai, hiếm muộn, vô sinh. Nguyên nhân kinh nguyệt không đều có liên quan đến ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không lành mạnh hoặc có xáo trộn, kiêng cữ giảm cân không hợp lý.
1. Kinh nguyệt bình thường của phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp lại của kinh nguyệt tính từ tháng này sang tháng kế tiếp được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên xuất hiện đến ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo thường là 28- 30 ngày. Để tính được chính xác chu kỳ kinh nguyệt thì phải quan sát trong nhiều tháng liền mới có thể biết được, một chu kỳ ngắn lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày đều bình thường. Độ dài một chu kỳ thường 3- 5 ngày hoặc kéo dài từ 2-7 ngày hoặc lượng máu kinh rất ít kéo dài 7- 10 ngày cũng được gọi là bình thường. Lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh khoảng 50-80ml, trong đó máu chiếm khoảng 36%, 64% còn lại chủ yếu là niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung và âm đạo.
2. Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường
Kinh nguyệt ra ít sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, gây vô sinh thứ phát trong tương lai gần kèm theo các rối loạn sinh lý gây giảm khoái cảm, tăng chứng lãnh cảm, giảm ham muốn và dần dần sợ quan hệ chăn gối. Nguyên nhân thường là:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh có chứa nhiều dầu mỡ, đường, sữa béo ngọt làm cân nặng tăng giảm bất thường hoặc thức ăn thiếu đạm, thiếu các vitamin như vitamin E, C, A nên cơ thể bị thiếu chất.
- Nguy cơ mắc các bệnh về phụ khoa như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nhiễm vùng kín làm tắc lối đi của kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bong tróc bất thường.
- Khi căng thẳng, áp lực tâm lý, hormone cortisol tiết nhiều gây bất thường kinh nguyệt.
- Nội tiết tố của con gái có thể thay đổi theo thời gian, độ tuổi hay tâm trạng gây mất cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone .
- Trường hợp kinh nguyệt ra ít hoặc xuất hiện màu đen khi phụ nữ đang mang thai thường nghi thai ngoài tử cung
3. Kinh nguyệt ra ít nên ăn gì?
Những thực phẩm nên ăn khi kinh nguyệt ra ít như gừng, đu đủ, đậu nành, củ dền, lòng đỏ trứng, cải bắp, cà rốt, đậu phộng, đậu lăng, rau bina, uống 1 số loại nước ép cà rốt, xoài, dâu, uống vitamin C, canxi và khoáng chất hoặc kèm thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố. Bên cạnh đó là các loại cá giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, quả óc chó, hạt lanh cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
4. Kinh nguyệt ra ít phải làm sao?
Khi bị rối loạn kinh nguyệt thì các chị em phụ nữ cần lưu ý có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kiêng ăn đồ ăn chua, cay, nóng, giảm thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, không nên uống trà đặc, cà phê.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao điều độ nhưng không gắng sức. Bổ sung vitamin, khoáng chất, sắt để ngăn ngừa thiếu máu.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ ngăn ngừa viêm nhiễm, không nên sử dụng một miếng băng từ sáng đến tối, không mặc quần quá chật, không tắm lâu, loại bỏ thói quen vệ sinh vùng kín bằng sữa tắm.
- Tránh căng thẳng, lo lắng, không làm việc quá sức sẽ làm ức chế buồng trứng từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của các nội tiết tố làm kinh nguyệt ra ít hơn bình thường
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Hướng dẫn cha mẹ đeo khẩu trang cho bé phòng dịch do virus Corona
Y học thường thứcTrẻ em là đối tượng sức đề kháng kém nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc…
-
Điều trị kết hợp nghỉ ngơi ở người bị rối loạn tiền đình
Y học thường thứcChữa rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa và thay đổi lối sống hành…
-
Đau nửa đầu Migraine: bệnh lý khá thường gặp
Kiến thức y khoaBệnh đau đầu Migraine hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu mạn tính có nguồn…
-
Đối phó với bệnh viêm mũi họng dịp cuối năm
Y học thường thứcChẩn đoán bệnh và điều trị bệnh viêm mũi họng là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì của…
-
Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường: Nên ăn gì, kiêng gì?
Y học thường thứcKinh nguyệt ra không đều hay ra ít hơn bình thường ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, chất lượng…
-
10 nguyên tắc vàng để bảo vệ tim
Y học thường thứcPhụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh về tim cao hơn vì đây là thời kỳ…
-
Tắm đêm khuya nguy hiểm hơn bạn tưởng
Y học thường thứcTắm không chỉ làm sạch cơ thể mà còn giúp bạn thư giãn, giải tỏa và chút bỏ mọi mệt…
-
Khổ vì … nghén
Y học thường thứcCó đến hơn 90% phụ nữ bị ốm nghén có biểu hiện nôn ói khi cơ thể có sự thay…
-
Cách xử trí khi trẻ bị ong đốt
Y học thường thứcLàm gì khi trẻ bị ong đốt Bị ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể dễ dẫn…
-
Chức năng của các tế bào máu và huyết tương
Y học thường thứcLượng máu ở người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới,…
-
Những khó khăn có thể gặp trong điều trị loãng xương
Y học thường thứcLoãng xương là bệnh lý thường gặp ở người tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh…
-
Hiến máu giúp phát hiện sớm các bệnh lý
Y học thường thứcHiến máu sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, giúp giảm cân, phát hiện sớm bệnh lý.…
-
Một số bệnh lý trẻ thường gặp phải trong mùa hè
Kiến thức y khoaMột mùa hè sôi động lại đến và nỗi lo trẻ bị bệnh mỗi khi hè về lại được các…
-
Tác hại của thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng
Y học thường thứcThiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng ở mọi độ tuổi sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất…
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng vắc-xin
Y học thường thứcChất lượng vắc-xin có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bản thân vắc xin là sản…
-
Ho khan kéo dài cảnh báo bệnh gì?
Y học thường thứcHo mang tính bảo vệ cơ thể nhằm tống các chất dịch, đàm do phế quản hay phổi tiết ra…
-
7 dấu hiệu bất thường về sức khỏe dễ bị bỏ qua
Y học thường thứcMột số triệu chứng như đau ngực, mất thị lực, nói đột ngột và đau bụng dữ dội đòi hỏi…
-
Bệnh “mụn” mọc chi chít bám chặt vào dây thanh quản: Người nói nhiều nói to dè chừng
Y học thường thứcTheo các bác sĩ bệnh hạt xơ, polyp dây thanh quản lành tính nhưng rất dễ mắc đặc biệt ở…
-
Dấu hiệu cảnh báo suy tim
Y học thường thứcSuy tim là hậu quả của phần lớn các bệnh tim mạch như: bệnh tăng huyết áp, bệnh lý van…
-
Top 5 hiểu sai về đau trong ung thư
Y học thường thứcVới bệnh nhân ung thư, mức độ đau đớn tỷ lệ thuận với tiên lượng của bệnh. Đau trong ung…
-
Lưu ý khi rửa tay sát khuẩn cho bé
Y học thường thứcĐể phòng ngừa sự lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona giữa người với người,…
-
Ngủ ngáy có thể cảnh báo một số nguy cơ sức khỏe sau
Y học thường thứcNgủ ngáy có nguy hiểm không nếu như người bệnh xác định được nguyên nhân ngủ ngáy là gì và…
-
Những thói quen, sai lầm gây hại đến mắt
Y học thường thứcTrong cuộc sống hàng ngày, có những thói quen tưởng như “bản năng” nhưng lại gây những ảnh hưởng nghiêm…
-
Vai trò của hệ miễn dịch trong việc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư
Y học thường thứcTế bào ung thư có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, đồng thời hệ miễn dịch vẫn có khả…
-
Rửa tay đúng cách quan trọng không kém đeo khẩu trang
Y học thường thứcƯớc tính 80% tổng số ca bệnh truyền nhiễm thông thường lây qua tay. Rửa tay giúp giảm 21% nguy…