Nguyên nhân gây đổ mồ hôi về đêm

Đổ mồ hôi đêm là tình trạng phổ biến và thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, ở cả nam lẫn nữ. Đổ mồ hôi đêm ở người lớn hoặc đỏ bừng mặt có thể xuất hiện khi người bệnh bị rối loạn một số hormone, bao gồm ung thư nang thượng thận, hội chứng carcinoid.
1. Đổ mồ hôi đêm là như thế nào?
Đổ mồ hôi đêm là tình trạng cơ thể ra mồ hôi nhiều quá mức có thể làm ướt quần áo và giường nệm, do môi trường hoặc phòng ngủ quá nóng, mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp nhiều chăn khi ngủ…
Đổ mồ hôi đêm khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và thức giấc. Do đó, cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi về đêm.
2. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm
2.1 Mãn kinh
Đổ mồ hôi đêm ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ tuổi mãn kinh thường là do các cơn nóng bừng xảy ra vào ban đêm.
2.2 Tăng tiết mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi là bệnh rối loạn thần kinh thực vật khiến cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi nhưng không rõ nguyên nhân. Bệnh không chỉ gây đổ mồ hôi đêm mà còn cả ban ngày, người bệnh nếu có cảm xúc thái quá cũng có thể gây đổ mồ hôi. Những giấc mơ vào ban đêm cũng khiến người bệnh đổ nhiều mồ hôi.
2.3 Bệnh nhiễm trùng
Nhiều loại bệnh nhiễm trùng có triệu chứng đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm như lao, lao phổi, các bệnh nhiễm khuẩn như viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương (viêm xương), áp-xe…. HIV cũng khiến người bệnh bị đổ mồ hôi đêm. Ngoài triệu chứng đổ mồ hôi nhiều về đêm, các bệnh còn có dấu hiệu khác như sốt khi về chiều, ăn kém, sụt cân, như các bệnh lao phổi, nhiễm khuẩn, áp-xe…
2.4 Ung thư
Đổ mồ hôi đêm là triệu chứng ban đầu của một số bệnh ung thư. Trong đó, bệnh ung thư phổ biến gây đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm là ung thư máu thể lymphoma – một dạng ung thư bạch cầu ác tính. Dạng ung thư này khó chữa với các triệu chứng điển hình là sưng hạch, sốt, sụt cân và đổ mồ hôi đêm.
2.5 Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như các thuốc chống trầm cảm có thể gây đổ mồ hôi đêm, do loại thuốc này làm thay đổi nồng độ các dẫn truyền thần kinh tới não. Ngoài ra, các loại thuốc như hạ sốt, kháng sinh (như aspirin, acetaminophen), các thuốc có thành phần giảm đau, nicotine, caffeine cũng tác động tới não và làm tăng tiết mồ hôi vào ban đêm.
2.6 Bị hạ đường huyết
Lượng đường huyết trong cơ thể bị giảm (dưới 70mg/dL) cũng có thể gây đổ mồ hôi đêm. Những người bị bệnh hạ đường huyết thường có các triệu chứng như chóng mặt, run rẩy, đổ nhiều mồ hôi.
2.7 Rối loạn nội tiết tố
Đổ mồ hôi đêm ở người lớn hoặc đỏ bừng mặt có thể xuất hiện khi người bệnh bị rối loạn một số hormone, bao gồm ung thư nang thượng thận, hội chứng carcinoid – một loại khối u của tuyến nội tiết thần kinh và cường giáp.
2.8 Các bệnh lý về thần kinh
Một trong các nguyên nhân gây đổ mồ hôi có thể không phổ biến nhưng là yếu tố chỉ định như sau chấn thương, đột quỵ, hoặc các bệnh lý về thần kinh, bệnh rỗng tủy sống đều có thể dẫn đến triệu chứng đổ mồ hôi đêm.
Đổ mồ hôi đêm gây ra nhiều phiền toái vì có thể khiến chúng ta bị thức giấc. Nếu bị đổ mồ hôi nhiều về đêm mà không rõ nguyên nhân, kèm theo một số triệu chứng khác, người bệnh cần đi khám để xác định căn nguyên của bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Các nguyên nhân khiến men gan tăng cao
Y học thường thứcMen gan tăng cao là tình trạng thường gặp với nhiều người, nhất là những người thường xuyên sử dụng…
-
Các tác dụng phụ khi Xạ trị
Y học thường thứcCác tác dụng phụ khi Xạ trị thường bắt đầu nhẹ và có thể tiến triển trong quá trình điều…
-
8 cách chữa hôi miệng tự nhiên và hiệu quả
Y học thường thứcHôi miệng là một căn bệnh phổ biến và nó có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Trên thực…
-
Đi ngoài ra máu: Đừng coi thường
Y học thường thứcĐi ngoài ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đó có thể là biểu hiện của chứng táo…
-
Mất ngủ tai hại như thế nào?
Y học thường thứcNgày cáng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc mất ngủ dài hạn sẽ dẫn đến những căn bệnh tai…
-
Đau tức ngực giữa: Những điều cần biết
Y học thường thứcĐau tức giữa ngực là một cảm giác gặp khá nhiều trong cộng đồng, nhất là ở người lớn tuổi…
-
7 dấu hiệu bất thường về sức khỏe dễ bị bỏ qua
Y học thường thứcMột số triệu chứng như đau ngực, mất thị lực, nói đột ngột và đau bụng dữ dội đòi hỏi…
-
3 con đường lây truyền của virus HIV
Y học thường thứcTại Việt Nam mỗi năm có hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện và 3.000 - 4.000…
-
Tầm quan trọng của chăm sóc sau khám sức khỏe tổng quát
Y học thường thứcKhám sức khỏe tổng quát nhằm phát hiện sớm các bệnh liên quan đến lối sống và các bất thường…
-
Đột quỵ là gì và đột quỵ nguy hiểm như thế nào?
Y học thường thứcĐột quỵ là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất nguồn máu nuôi dưỡng khi mạch…
-
Bí quyết giúp cải thiện giấc ngủ
Y học thường thứcTrong thời buổi bộn bề công việc như hiện nay, để có được giấc ngủ ngon đối với mọi người…
-
Những sai lầm khiến bệnh cảm cúm ngày càng nặng thêm
Y học thường thứcGiao mùa, độ ẩm thay đổi đột ngột là môi trường thuận lợi để phát bệnh cảm cúm. Thông thường,…
-
Chỉ số HDL – Cholesterol trong máu cao có ý nghĩa gì?
UncategorizedRối loạn lipid máu, đặc biệt là rối loạn cholesterol máu là bệnh rất hay gặp hiện nay, xu hướng…
-
9 hướng dẫn để “sống khỏe” với virus viêm gan C
Y học thường thứcViêm gan C là bệnh mạn tính, người mắc viêm gan C phải sống chung với bệnh suốt đời. Do…
-
Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết
UncategorizedSốt xuất huyết và sốt rét đều là 2 bệnh truyền nhiễm dễ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe…
-
Những thói quen, sai lầm gây nguy hại đến mắt
Y học thường thứcTrong cuộc sống hàng ngày, có những thói quen tưởng như “bản năng” nhưng lại gây những ảnh hưởng nghiêm…
-
Cơ chế hình thành bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Y học thường thứcBệnh xuất huyết giảm tiểu cầu hay còn gọi tên đầy đủ là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch…
-
Nâng cao miễn dịch thông qua luyện tập
Y học thường thứcVirus Corona cũng như hầu hết các loại virus khác, thường có xu hướng tấn công những người có hệ…
-
Stress có thể kích hoạt hội chứng ruột kích thích
Y học thường thứcHội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hoá, đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay…
-
Cảnh giác táo bón ở người cao tuổi
Y học thường thứcCó rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở người già. Bệnh nếu không được chữa trị…
-
Xử trí phù não trong đột quỵ thiếu máu cấp
Y học thường thứcĐột quỵ do thiếu máu cấp hay còn gọi là nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không…
-
Xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2: Ưu điểm và Nhược điểm
UncategorizedNhư chúng ta đã biết đại dịch Covid 19 đã lan rộng ra toàn cầu, theo số liệu thống kê…
-
There Are 10 Types of People Who Are More At Risk For Vitamin D Deficiency
Y học thường thứcRất tiếc, mục này chỉ tồn tại ở Tiếng Anh (Mỹ).
-
Tắm đêm khuya nguy hiểm hơn bạn tưởng
Y học thường thứcTắm không chỉ làm sạch cơ thể mà còn giúp bạn thư giãn, giải tỏa và chút bỏ mọi mệt…
-
Cấp cứu khi bị ong đốt
Y học thường thứcOng đốt là một tai nạn cần cấp cứu ngay vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con…