6 bước trước khi ngủ tránh hạ đường huyết ban đêm

Hạ đường máu trong đêm thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này do nhiều yếu tố, từ tập thể dục quá gần giờ ngủ đến uống bia rượu buổi tối. Nếu không được điều trị, hạ đường máu trong đêm có thể dẫn đến đau đầu, mất ngủ, nặng thì co giật, thậm chí tử vong.
Có thể ngăn chặn tình trạng đường máu thấp trong khi ngủ bằng 6 bước đơn giản sau:
Kiểm tra đường máu trước khi ngủ
Tất cả bệnh nhân mắc tiểu đường có nguy cơ hạ đường máu đều nên kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ. Tùy mức độ thấp của đường trong máu, bổ sung lượng phù hợp thức ăn. Nếu sử dụng máy bơm insulin, nên xem xét việc tạm thời giảm liều lượng insulin.
Nhận biết các dấu hiệu đường máu thấp
Triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm dưới 70 mg/dl, bao gồm run rẩy, ra mồ hôi, nhầm lẫn, hành vi thất thường, đau đầu. Một số bệnh nhân có thể bị tình trạng "mất nhận biết tình trạng hạ đường huyết" sẽ không cảm thấy các triệu chứng của đường máu thấp.
Đường máu giảm mà không có triệu chứng dễ khiến bạn gặp nguy hiểm.
Đừng bỏ qua bữa ăn tối
Bỏ qua bữa ăn tối hoặc ăn quá ít là một trong những nguyên nhân gây hạ đường máu trong đêm. Nên có bữa ăn tối lành mạnh, cân đối và chú ý đến số lượng thức ăn.
Tránh tập thể dục quá mức vào tối muộn
Tập thể dục thường xuyên rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên không nên tập thể dục nhiều ngay gần giờ đi ngủ vì có thể gây hạ đường máu trong đêm. Nên tránh tập thể dục trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ. Nếu mức đường trong máu dưới 100 mg/dl sau khi tập thể dục, nên ăn thêm gấp đôi số lượng thức ăn trước khi đi ngủ.
Hạn chế uống bia rượu buổi tối
Tiêu thụ thường xuyên thức uống có cồn như bia rượu có thể làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết ban đêm. Chỉ nên uống ở mức vừa phải, không quá một đơn vị cồn một ngày với phụ nữ và hai đơn vị mỗi ngày với nam giới. Một đơn vị tương đương một chai bia hoặc một ly rượu vang. Nếu uống bia rượu vào buổi tối, nên ăn thêm thức ăn.
Hãy chuẩn bị thức ăn đồ uống sẵn sàng
Nếu bạn thường thức dậy với các triệu chứng hạ đường máu, nên có một số thứ để sẵn ngay cạnh giường như nước ngọt, nước trái cây để có thể dùng ngay mà không cần phải rời khỏi giường.
Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City
Bài viết liên quan:
-
4 căn bệnh về mắt có thể gây mù và mất thị lực
Y học thường thứcCác nhà nghiên cứu cho biết đến năm 2050, số người mù có thể sẽ lên đến 115 triệu người,…
-
Các biện pháp khắc phục chứng đau nửa đầu tại nhà
Y học thường thứcĐau nửa đầu migraine là bệnh phổ biến ở người dưới 45 tuổi, đặc biệt là nữ giới. Đau nửa…
-
Những bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới
Y học thường thứcĐể chấm dứt nỗi sợ ung thư, cách duy nhất bạn nên thường xuyên khám tầm soát ung thư. Giống…
-
Lý do khiến viêm mũi dị ứng thường xảy ra lúc chuyển mùa
Y học thường thứcBệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, lúc chuyển mùa. Bệnh tuy không gây…
-
Đau nửa đầu Migraine: bệnh lý khá thường gặp
Kiến thức y khoaBệnh đau đầu Migraine hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu mạn tính có nguồn…
-
Các phương pháp phòng tránh tai biến mạch máu não
Y học thường thứcTheo thống kê trên thế giới, cứ 53 ngày sẽ có một bệnh nhân bị tai biến mạch máu não…
-
Bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi dịch sốt xuất huyết
Y học thường thứcSốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và trẻ em là tình trạng đáng lo ngại vì…
-
Cách phòng tránh ngộ độc hải sản
Y học thường thứcHải sản luôn là nhóm thực phẩm yêu thích của rất nhiều người. Từ hải sản có thể chế biến ra vô…
-
Đừng ngồi vắt chéo chân!
Y học thường thứcKiểu ngồi bắt chéo chân là một tư thế ngồi khá phổ biến, nhất là ở phái nữ. Tuy nhiên,…
-
Khí hư có mùi hôi và những điều phụ nữ nên biết
UncategorizedKhí hư có mùi hôi là một trong số những triệu chứng thường gặp ở nhiều phụ nữ. Đây là…
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng vắc-xin
Y học thường thứcChất lượng vắc-xin có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bản thân vắc xin là sản…
-
Giải pháp để nguồn sữa mẹ dồi dào
Y học thường thứcKhông ít các mẹ vẫn gặp khó khăn đó là cảm thấy không cung cấp đủ nguồn sữa mẹ cho…
-
Cảnh giác với rối loạn tiền đình do thoái hóa đốt sống cổ
Y học thường thứcThoái hóa đốt sống cổ là một bệnh nguy hiểm. nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra…
-
Những bệnh có thể ngừa bằng Vaccine
Kiến thức y khoaMột số bệnh lý hay gặp như: Sởi, ho gà, cúm,... cho đến những bệnh nguy hiểm: Viêm gan siêu…
-
Dấu hiệu và biến chứng của sốt virus ở người lớn
Y học thường thứcSốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp, nguyên nhân của…
-
Triệu chứng cảnh báo ngộ độc rượu
Y học thường thứcNgộ độc rượu là một hậu quả nghiêm trọng, có thể gây tử vong do uống phải một lượng rượu…
-
Tác hại của thức khuya
Y học thường thứcNhiều người có thói quen thường xuyên thức khuya, đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Tuy…
-
Vì sao bạn dễ bị đau đầu sau khi ngủ trưa?
Y học thường thứcMột giấc ngủ trưa đúng, đủ và khoa học sẽ rất có lợi cho sức khỏe, giúp loại bỏ cảm…
-
Dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể
Y học thường thứcLo âu, khó ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, làm việc năng suất giảm là biểu hiện của suy nhược…
-
Các nguyên nhân khiến chân bạn bị đau
UncategorizedNguyên nhân bị đau chân rất đa dạng và gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, từ không nguy hiểm…
-
Dấu hiệu sốt xuất huyết người lớn
Y học thường thứcThời tiết nắng nóng kéo dài xen kẽ các đợt mưa lớn đan xen là thời điểm thuận lợi khiến…
-
Hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau an toàn
Y học thường thứcNSAID là những thuốc thông dụng dùng để hạ sốt và giảm đau mức độ nhẹ. Nhóm này bao gồm…
-
Thai và vết mổ cũ
Y học thường thứcTrước hết, bạn không nên có thai quá sớm khi vết mổ cũ còn mới (dưới 18 tháng) vì khi…
-
Sưng, đau mắt cá chân: Xử trí thế nào?
Y học thường thứcSưng đau mắt cá chân là một tình trạng phổ biến trong đời sống hằng ngày, thường gặp sau các…
-
Đậu Hà Lan giúp chống lại các bệnh huyết áp cao
Y học thường thứcĐậu Hà lan được xem như loại thực phẩm có các chất dinh dưỡng tuyệt vời, có lượng chất xơ…