Nguyên nhân gây đổ mồ hôi về đêm

Đổ mồ hôi đêm là tình trạng phổ biến và thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, ở cả nam lẫn nữ. Đổ mồ hôi đêm ở người lớn hoặc đỏ bừng mặt có thể xuất hiện khi người bệnh bị rối loạn một số hormone, bao gồm ung thư nang thượng thận, hội chứng carcinoid.
1. Đổ mồ hôi đêm là như thế nào?
Đổ mồ hôi đêm là tình trạng cơ thể ra mồ hôi nhiều quá mức có thể làm ướt quần áo và giường nệm, do môi trường hoặc phòng ngủ quá nóng, mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp nhiều chăn khi ngủ…
Đổ mồ hôi đêm khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và thức giấc. Do đó, cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi về đêm.
2. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm
2.1 Mãn kinh
Đổ mồ hôi đêm ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ tuổi mãn kinh thường là do các cơn nóng bừng xảy ra vào ban đêm.
2.2 Tăng tiết mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi là bệnh rối loạn thần kinh thực vật khiến cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi nhưng không rõ nguyên nhân. Bệnh không chỉ gây đổ mồ hôi đêm mà còn cả ban ngày, người bệnh nếu có cảm xúc thái quá cũng có thể gây đổ mồ hôi. Những giấc mơ vào ban đêm cũng khiến người bệnh đổ nhiều mồ hôi.
2.3 Bệnh nhiễm trùng
Nhiều loại bệnh nhiễm trùng có triệu chứng đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm như lao, lao phổi, các bệnh nhiễm khuẩn như viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương (viêm xương), áp-xe…. HIV cũng khiến người bệnh bị đổ mồ hôi đêm. Ngoài triệu chứng đổ mồ hôi nhiều về đêm, các bệnh còn có dấu hiệu khác như sốt khi về chiều, ăn kém, sụt cân, như các bệnh lao phổi, nhiễm khuẩn, áp-xe…
2.4 Ung thư
Đổ mồ hôi đêm là triệu chứng ban đầu của một số bệnh ung thư. Trong đó, bệnh ung thư phổ biến gây đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm là ung thư máu thể lymphoma – một dạng ung thư bạch cầu ác tính. Dạng ung thư này khó chữa với các triệu chứng điển hình là sưng hạch, sốt, sụt cân và đổ mồ hôi đêm.
2.5 Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như các thuốc chống trầm cảm có thể gây đổ mồ hôi đêm, do loại thuốc này làm thay đổi nồng độ các dẫn truyền thần kinh tới não. Ngoài ra, các loại thuốc như hạ sốt, kháng sinh (như aspirin, acetaminophen), các thuốc có thành phần giảm đau, nicotine, caffeine cũng tác động tới não và làm tăng tiết mồ hôi vào ban đêm.
2.6 Bị hạ đường huyết
Lượng đường huyết trong cơ thể bị giảm (dưới 70mg/dL) cũng có thể gây đổ mồ hôi đêm. Những người bị bệnh hạ đường huyết thường có các triệu chứng như chóng mặt, run rẩy, đổ nhiều mồ hôi.
2.7 Rối loạn nội tiết tố
Đổ mồ hôi đêm ở người lớn hoặc đỏ bừng mặt có thể xuất hiện khi người bệnh bị rối loạn một số hormone, bao gồm ung thư nang thượng thận, hội chứng carcinoid – một loại khối u của tuyến nội tiết thần kinh và cường giáp.
2.8 Các bệnh lý về thần kinh
Một trong các nguyên nhân gây đổ mồ hôi có thể không phổ biến nhưng là yếu tố chỉ định như sau chấn thương, đột quỵ, hoặc các bệnh lý về thần kinh, bệnh rỗng tủy sống đều có thể dẫn đến triệu chứng đổ mồ hôi đêm.
Đổ mồ hôi đêm gây ra nhiều phiền toái vì có thể khiến chúng ta bị thức giấc. Nếu bị đổ mồ hôi nhiều về đêm mà không rõ nguyên nhân, kèm theo một số triệu chứng khác, người bệnh cần đi khám để xác định căn nguyên của bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Tìm hiểu về thuốc tránh thai kết hợp
Y học thường thứcThuốc tránh thai dạng phối hợp là viên uống ngừa thai chứa hai hormone giới tính nữ Estrogen và Progestin.…
-
Xử trí phù não trong đột quỵ thiếu máu cấp
Y học thường thứcĐột quỵ do thiếu máu cấp hay còn gọi là nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không…
-
Các rối loạn tâm lý thường gặp ở nam giới tuổi mãn dục
Y học thường thứcKể từ khi xuất hiện triệu chứng mãn dục nam, cơ thể nam giới có nhiều sự thay đổi. Bên…
-
Những điều cần biết về ung thư thực quản
Y học thường thứcUng thư thực quản là tổn thương ác tính của tế bào xuất phát từ thực quản, có thể gặp…
-
Thai và vết mổ cũ
Y học thường thứcTrước hết, bạn không nên có thai quá sớm khi vết mổ cũ còn mới (dưới 18 tháng) vì khi…
-
Các chấn thương thường gặp ở vai
Y học thường thứcCon người dễ gặp phải các chấn thương ở vai khi thực hiện các hoạt động liên quan đến sự…
-
Táo bón ở trẻ sơ sinh – Những điều bạn cần biết
Y học thường thứcTáo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng nhiều mẹ gặp phải khi đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ.…
-
Sưng, đau mắt cá chân: Xử trí thế nào?
Y học thường thứcSưng đau mắt cá chân là một tình trạng phổ biến trong đời sống hằng ngày, thường gặp sau các…
-
Những bệnh dễ mắc vào mùa đông
Y học thường thứcMùa đông khí hậu lạnh, trời hanh khô kèm theo các cơn mưa rả rích là điều kiện thuận lợi…
-
Phòng ngừa và xử trí chuột rút khi chơi thể thao
Y học thường thứcTriệu chứng chuột rút xuất hiện khi chơi thể thao kéo dài trong vài giây đến vài phút. Vậy nguyên…
-
Bảo vệ sức khỏe gia đình khi dịch sốt xuất huyết bùng phát
Y học thường thứcMùa mưa bắt đầu, không khí trở nên ẩm ướt là thời điểm lý tưởng để các loại ký sinh…
-
Những sai lầm khiến tay chân miệng lây lan nhanh
Y học thường thứcChỉ trẻ em mới bị tay chân miệng, bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra vào thời điểm chuyển mùa…
-
Đau tức ngực giữa: Những điều cần biết
Y học thường thứcĐau tức giữa ngực là một cảm giác gặp khá nhiều trong cộng đồng, nhất là ở người lớn tuổi…
-
Giun lươn – Thêm một thủ phạm gây viêm dạ dày
Y học thường thứcNhiều bệnh nhân đến khám bệnh vì có những triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng nhưng kết quả…
-
Cảnh giác biến chứng mắt, đau đầu do viêm xoang
Y học thường thứcViêm xoang là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp, gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng tới…
-
Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của Vitamin C
Y học thường thứcThiếu vitamin C có thể dẫn đến một số bệnh đặc trưng như thiếu máu, nướu dễ bị chảy máu,…
-
Định lượng vitamin D máu trong khám sức khỏe tổng quát
UncategorizedVitamin D có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên tình trạng thiếu loại vitamin…
-
Bổ sung acid folic cho phụ nữ có thai
Y học thường thức1. Vai trò quan trọng của axit folic trong thai kỳ Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là…
-
Hiểu về tăng huyết áp cấp cứu
Y học thường thứcTăng huyết áp là bệnh cảnh lâm sàng thường gặp, và là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh…
-
NHỮNG THÓI QUEN CÓ HẠI CHO MẮT
Y học thường thứcxem nội dung chi tiết …
-
Xạ trị vùng bụng – chậu có tác dụng phụ hay không
Y học thường thứcXạ trị vùng bụng – chậu đôi khi có thể gây ra những tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể…
-
Đừng ngồi vắt chéo chân!
Y học thường thứcKiểu ngồi bắt chéo chân là một tư thế ngồi khá phổ biến, nhất là ở phái nữ. Tuy nhiên,…
-
Chăm sóc sau mổ u xơ tử cung
Y học thường thứcChế độ chăm sóc sau mổ u xơ tử cung đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe…
-
Ngộ độc thủy ngân: Dấu hiệu và cách điều trị
Y học thường thứcThủy ngân là một kim loại nặng có độc tính cao đối với con người. Nếu tiếp xúc với quá…
-
Những nguy hại của rượu tới tâm thần kinh
Y học thường thứcNước ta là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỷ lệ người sử dụng rượu.…