Sốt xuất huyết triệu chứng có gì giống và khác sốt phát ban?
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/03/benh-sot-xuat.png)
Ở một đất nước khí hậu nhiệt đới như nước ta, sốt xuất huyết có thể gặp quanh năm nhưng đặc biệt tăng nhiều vào các tháng mùa mưa. Vì sốt xuất huyết triệu chứng hầu như tương tự với các bệnh sốt phát ban khác, do vậy dễ gây nhầm lẫn, làm sai lầm trong theo dõi và điều trị.
1. Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban?
Với các đặc điểm sốt kèm đau nhức cơ, đau đầu, phát ban…có thể nhận ra hầu như sốt xuất huyết rất giống với các dạng sốt siêu vi hay sốt phát ban lành tính khác. Để phân biệt được bệnh cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt.
Sốt phát ban: sốt cao nhưng là sốt từng cơn, kèm theo các triệu chứng viêm hô hấp trên như ho, chảy nước mũi, đau họng… Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi căng da. Nếu ban còn hoặc mất rất chậm thì có thể là sốt xuất huyết.
Sốt siêu vi cũng có triệu chứng tương tự như vậy, với các biểu hiện sốt cao kèm viêm hô hấp trên, đau nhức toàn thân, có thể có hoặc không có phát ban.
Cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt này là đến cơ sở y tế để được xét nghiệm máu. Công thức máu trong bệnh sốt xuất huyết sẽ thấy bạch cầu, tiểu cầu giảm, xét nghiệm kháng nguyên dương tính. Còn các sốt còn lại hầu như công thức máu bình thường, kháng nguyên sốt xuất huyết âm tính.
2. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
Hiện tại sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu nhằm vào triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu cần nhập viện.
Với sốt xuất huyết nhẹ có thể được điều trị ngoại trú nhưng cần tuyệt đối tuân thủ lời dặn của bác sĩ, sử dụng thuốc hạ sốt và uống nhiều nước cùng với đó là theo dõi các dấu hiệu nặng lên của bệnh như: nôn ói nhiều, chảy máu tiêu hóa, chảy máu cam hay chảy máu chân răng khó cầm, đau bụng dữ dội…khi có các dấu hiệu trên thì cần đến ngay cơ sở y tế.
Còn các tình trạng nặng hơn thì cần được nhập viện để theo dõi.
3. Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết
- Bị sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị lại, mặc dù sau khi mắc sốt xuất huyết cơ thể sẽ tạo ra kháng thể. Nhưng có đến 4 tuýp virus cho nên sau khi mắc bạn vẫn có thể mắc lại.
- Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ mùng, tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội sinh sôi.
- Truyền dịch: người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể dẫn đến biến chứng như phù phổi, suy tim do quá tải dịch. Truyền dịch chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế và được theo dõi chặt chẽ.
- Đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết: không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng có nguy cơ bị sốt xuất huyết khi bị muỗi đốt. Do vậy, không nên chủ quan với tình trạng sốt cao kèm các biểu hiện đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân.
Tóm lại, sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Cần cẩn thận phân biệt sốt xuất huyết với các tình trạng sốt siêu vi, sốt phát ban lành tính khác để có thái độ theo dõi phù hợp. Cách phòng bệnh tốt nhất là không để muỗi có cơ hội truyền bệnh, thông qua việc tiêu diệt lăng quăng, thuốc diệt muỗi, ngủ mùng.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Bổ sung acid folic cho phụ nữ có thai
Y học thường thức1. Vai trò quan trọng của axit folic trong thai kỳ Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là…
-
Cấp cứu khi bị ong đốt
Y học thường thứcOng đốt là một tai nạn cần cấp cứu ngay vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con…
-
Bệnh nhân tăng huyết áp cần lưu ý gì trong những ngày Tết?
Y học thường thứcTăng huyết áp là tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Phần lớn người bệnh tăng huyết áp không có triệu…
-
Điều gì xảy ra khi bạn uống quá nhiều rượu bia?
Y học thường thứcChỉ 30 giây sau khi được đưa vào cơ thể, rượu lập tức tác động đến não bộ, các cơ…
-
Dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư bạch cầu
UncategorizedNgười mắc bệnh bạch cầu (một loại bệnh ung thư liên quan tới máu và tủy xương) có thể không hay biết…
-
Ngoài tắm khuya, còn thói quen nào khiến chúng ta dễ bị đột quỵ
Y học thường thứcĐột quỵ phần lớn xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp người trẻ bị…
-
Sử dụng thuốc điều trị bệnh mắt đúng cách
Y học thường thứcThuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh mắt có nhiều dạng, nhưng phổ biến là: dạng lỏng để nhỏ trực…
-
Ăn muối như thế nào là đủ?
Y học thường thứcĂn muối như thế nào là đủ? Trái tim không thích muối. Lượng muối ăn vào cơ thể là một…
-
Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết
UncategorizedSốt xuất huyết và sốt rét đều là 2 bệnh truyền nhiễm dễ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe…
-
Đau đầu do căng thẳng stress kéo dài
Y học thường thứcĐau đầu hay nhức đầu là một trong những triệu chứng phổ biến hiện nay đối với tất cả mọi…
-
Đặc điểm các cơn co giật toàn thân
Y học thường thứcCo giật là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự hoạt động quá mức hoặc đồng thời của những…
-
Xạ trị ung thư cổ tử cung: Những điều cần biết
Y học thường thứcXạ trị ung thư cổ tử cung thường được thực hiện trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là…
-
Những sai lầm khiến tay chân miệng lây lan nhanh
Y học thường thứcChỉ trẻ em mới bị tay chân miệng, bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra vào thời điểm chuyển mùa…
-
7 thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm
Y học thường thứcCảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào…
-
Các tác dụng có thể gặp khi dùng thuốc hạ mỡ máu
Y học thường thứcMỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu có liên quan đến các bệnh lý tim mạch, béo…
-
Sự khác nhau giữa hóa trị và liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư
Y học thường thứcHóa trị và liệu pháp nhắm trúng đích đều là hai phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả…
-
Chăm sóc sức khỏe cho các em học sinh trong tuổi đang phát triển
Y học thường thứcViệc quá chú tâm quá nhiều vào việc học sẽ khiến các em lo lắng, căng thẳng mà quên cung cấp năng…
-
Những điều cần biết về chứng ho
Y học thường thứcHo là phản xạ bảo vệ cơ thể, xảy ra đột ngột và lập đi lập lại nhằm làm sạch…
-
Triệu chứng ở giai đoạn muộn của ung thư gan
Y học thường thứcUng thư gan là bệnh lý có diễn biến âm thầm và khó nhận biết ở những giai đoạn sớm.…
-
Sơ cứu khi gãy xương
Y học thường thứcGãy xương là tình trạng thường gặp trong đời sống hàng ngày chủ yếu là do tai nạn giao thông.…
-
Mất ngủ tai hại như thế nào?
Y học thường thứcNgày cáng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc mất ngủ dài hạn sẽ dẫn đến những căn bệnh tai…
-
Chữa sâu răng cho trẻ
Y học thường thứcSâu răng là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, nó chiếm tỷ lệ 30 – 50%…
-
Chức năng của các tế bào máu và huyết tương
Y học thường thứcLượng máu ở người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới,…
-
Xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2: Ưu điểm và Nhược điểm
UncategorizedNhư chúng ta đã biết đại dịch Covid 19 đã lan rộng ra toàn cầu, theo số liệu thống kê…
-
Virus là gì? Sự hình thành của virus?
Y học thường thứcVirus là ký sinh trùng siêu nhỏ, thường nhỏ hơn nhiều so với vi khuẩn. Chúng thiếu khả năng phát…