H. pylori là thủ phạm chuyên gây loét dạ dày, thậm chí có thể phát triển thành ung thư. Điều khiến các nhà khoa học khó hiểu là chỉ một số người bị ảnh hưởng, và có người bị nặng có người nhẹ.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Monash, Anh, đã tìm hiểu "thái độ" của khuẩn H. pylori đối với những đối tượng khác nhau. Họ tìm thấy một thành phần trên bề mặt của H. pylori được gọi là peptidoglycan, chuyên kích thích các tế bào dạ dày và gây ra phản ứng viêm sưng. Hỗ trợ cho quá trình này là một phân tử có tên là Nod1 trong các tế bào dạ dày, có khả năng nhận dạng peptidoglycan và bật tín hiệu làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.
Tuy nhiên, bằng cách nào khuẩn H. pylori có thể đưa peptidoglycan vào sâu trong tế bào? Sau một thời gian tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một số chủng H. pylori có "bảo vật". Đó là một bộ phận giống như dụng cụ kim tiêm, giúp nó xuyên qua vỏ tế bào và truyền peptidoglycan vào bên trong đối tượng. Điều này chứng tỏ chỉ những người không may bị nhiễm chủng có mang "bảo vật" mới gặp các sự cố về dạ dày. Hiện nay, người ta có thể khống chế được khuẩn H. pylori bằng một số loại kháng sinh mạnh.
Nguồn: vnexpress