Loét sinh dục cấp tính: Biểu hiện và cách xử trí
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/12/xxx.png)
Loét sinh dục cấp tính là bệnh lý hiếm gặp, không lây qua đường tình dục tuy nhiên dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do có những triệu chứng tương tự.
1. Loét sinh dục cấp tính là gì?
Loét sinh dục cấp tính hay Lipschutz ulcer là tình trạng loét âm hộ cấp tính đặc trưng bởi vết loét ở sinh dục, rất đau kèm theo sốt và sưng hạch lympho. Bệnh hiếm gặp, chưa rõ cơ chế gây bệnh, chủ yếu ở thiếu nữ chưa quan hệ tình dục (trinh nữ). Loét sinh dục cấp tính không lây qua đường tình dục nhưng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua tình dục
Bệnh được mô tả lần đầu vào năm 1912 bởi Benjamin lipschutz thông qua báo cáo về một ca lâm sàng cấp tính được đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của loét sinh dục gây đau, sốt và nổi hạch xảy ra chủ yếu ở trẻ gái vị thành niên và trinh nữ.
2. Biểu hiện loét sinh dục cấp tính
Loét sinh dục cấp tính xuất hiện dưới dạng đơn hoặc nhiều vết loét nông với các đường viền nổi rõ, sắc nét, trên phủ nhiều giả mạc màu xám hoặc vảy tiết màu nâu xám, có thể có quầng đỏ hoặc phù nề xung quanh. Bên cạnh đó còn có thể có ban đỏ thứ phát và phù. Thông thường, loét xảy ra trên các cạnh của môi bé âm hộ, nhưng chúng cũng được tìm thấy trên môi lớn, đáy chậu và ở âm đạo dưới.
Dấu loét “Kissing” thường gặp trên bề mặt đối diện với tổn thương trước đó. Kích thước các vết loét là khác nhau và thường lớn hơn 1 cm. Nhiều bệnh nhân cũng có thể có các dấu hiệu như: sốt, toàn thân mệt mỏi, loét miệng.
3. Điều trị loét sinh dục cấp tính
Mục tiêu của điều trị là giúp giảm đau, làm lành vết thương và ngăn ngừa sẹo.
-
Điều trị tại chỗ:
- Vệ sinh tại chỗ
- Làm sạch tổn thương: đắp gạc ẩm, gạc vaseline.
- Sử dụng kem kháng sinh, kem có tác dụng tê tại chỗ nhằm chống nhiễm khuẩn và giảm đau: acid fucidic, lidocain gel 2% hoặc mỡ corticoid trong 7-10 ngày. Có thể dùng corticoid tiêm nội tổn thương cũng có tác dụng tốt.
-
Điều trị toàn thân:
- Việc giảm đau là điều quan trọng trong điều trị bệnh, có thể sử dụng nhóm giảm đau chống viêm non-steroid : paracetamol, acetaminophen…..Trong trường hợp đau nhiều có thể phải sử dụng tới nhóm thuốc giảm đau gây buồn ngủ.
- Sử dụng kháng sinh đường toàn thân để phòng bội nhiễm
- Sử dụng corticoid toàn thân được chỉ định nếu bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc bôi.
Nói chung, bệnh tiên lượng tốt nếu điều trị tốt trong khoảng 1 tuần. Vết loét sẽ giảm đau và xuất hiện tổ chức hạt. Theo nhiều báo cáo thông thường vết loét lành trong vòng 16-21 ngày và hầu hết bệnh thường không tái phát. Sau khi vết loét lành, nên theo dõi hàng năm để phát hiện các bệnh lý hệ thống sau đó (bệnh Crohn, bệnh Behcet).
Bệnh nhân nếu được chẩn đoán loét sinh dục cấp tính, bệnh nhân và gia đình không nên quá lo lắng vì bệnh không lây truyền qua đường tình dục và vết loét hoàn toàn có thể được điều trị khỏi, không để lại di chứng.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Loét sinh dục cấp tính: Biểu hiện và cách xử trí
Bệnh chuyên khoaLoét sinh dục cấp tính là bệnh lý hiếm gặp, không lây qua đường tình dục tuy nhiên dễ bị…
-
Tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Bệnh chuyên khoaKhoảng 1/3 số người bị tai biến mạch máu não sau đó bị liệt nửa người. Sau 6 tháng, gần…
-
Biểu hiện của bệnh sởi
Bệnh chuyên khoaNăm 2012, thống kê trên toàn thế giới có 122.000 ca tử vong, tương đương 330 trường hợp tử vong…
-
Thoái hóa khớp và phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp
Bệnh chuyên khoaThoái hóa khớp là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung niên và người có tuổi, xảy ra ở…
-
Điều trị và chăm sóc người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh chuyên khoaThoát vị đĩa đệm là một bệnh rất nguy hiểm không thể xem nhẹ, đây là nguyên nhân gây đau…
-
Tai Biến Chung Trong Gây Mê – Hồi Sức
Bệnh chuyên khoaNhững biến cố trong gây mê được chia thành hai nhóm: nhóm biến cố nhẹ (incident) thường gặp, ít để…
-
Sỏi đường tiểu
Bệnh chuyên khoaĐiều trị sỏi đường tiết niệu muốn có hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất quan trọng.…
-
Những nhân tố khiến huyết áp thay đổi đột biến
Bệnh chuyên khoaDưới ảnh hưởng của nhịp sinh học, mọi tiến trình thần kinh, nội tiết, biến dưỡng… không bao giờ vận…
-
Viêm tĩnh mạch: Những điều cần biết
Bệnh chuyên khoaĩnh mạch là mạch máu dẫn máu từ các cơ quan về lại tim. Chúng vẫn có nguy cơ bị…
-
Những bệnh nguy hiểm về mắt cần điều trị sớm
Bệnh chuyên khoaNhững bệnh nguy hiểm về mắt cần điều trị sớm Đục thủy tinh thể, võng mạc tiểu đường, tăng nhãn…
-
Những điều cần biết về bệnh bại não
Bệnh chuyên khoaBệnh bại não ở trẻ em là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng chuyển động và…
-
Bệnh van tim có mấy loại?
Bệnh chuyên khoaTrái tim là trung tâm phân phối máu để duy trì sự sống thông qua các van tim. Theo nghiên…
-
Bệnh đa u tủy xương và hướng điều trị hiện nay
Bệnh chuyên khoaHằng năm ở Việt nam có khoảng 100 ca bị bệnh đa u tủy xương và 85 trường hợp tử…
-
Những điều bạn nên biết về bướu nhân tuyến giáp
Bệnh chuyên khoaNhân tuyến giáp là các khối nhân đặc hoặc chứa đầy chất lỏng hình thành trong tuyến giáp, một tuyến…
-
Suy dinh dưỡng cấp tính: Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán
Bệnh chuyên khoaChẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính dựa vào chu vi vòng cánh tay và cân nặng theo chiều cao…
-
Cơ chế liên hệ trong điều trị bệnh tim và bệnh hen
Bệnh chuyên khoaBiểu hiện liên hệ giữa bệnh tim và hen phế quản dễ thấy là người bệnh trong các cơn hen…
-
Triệu chứng suy thận ở nam giới
Bệnh chuyên khoaSuy thận hiện nay đang là căn bệnh được xếp vào loại nguy hiểm, và có chiều hướng gia tăng…
-
Trên 45 tuổi cần sàng lọc bệnh đái tháo đường
Bệnh chuyên khoaĐây là khuyến cáo của các chuyên gia về nội tiết đái tháo đường. Với tỷ lệ mắc đái tháo…
-
Biểu hiện bệnh trầm cảm mức độ nhẹ
Bệnh chuyên khoaBệnh trầm cảm là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Bệnh được chia…
-
Phương pháp mổ nội soi cắt túi mật
Bệnh chuyên khoaPhẫu thuật nội soi được các bác sĩ Khoa Ngoại tiêu hóa đánh giá cao, là lựa chọn hàng đầu…
-
Bệnh viêm gan tự miễn ở trẻ em
Bệnh chuyên khoaGiống như viêm gan tự miễn ở người trưởng thành, viêm gan tự miễn ở trẻ em là một bệnh…
-
Chẩn đoán u xơ tử cung
Bệnh chuyên khoaU xơ tử cung bệnh lý phụ khoa rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, từ giai đoạn sinh đẻ…
-
Bệnh liệt chu kỳ Westphal
Bệnh chuyên khoaLiệt chu kỳ WESTPHAL, hay còn gọi là liệt chu kỳ do hạ Kali máu có tính chất gia đình…
-
Bệnh sa ruột bẹn
Bệnh chuyên khoaSa ruột bẹn, y khoa gọi là thoát vị bẹn, gặp ở nam nhiều hơn nữ, là tình trạng tạng…
-
Hội chứng tiêu cơ vân cấp
Bệnh chuyên khoaHội chứng tiêu cơ vân là một hội chứng chỉ tình trạng các tế bào cơ vân bị tổn thương…