Tai Biến Chung Trong Gây Mê – Hồi Sức
![](https://bloomaxx.com/wp-content/uploads/2019/04/tai-1.png)
Những biến cố trong gây mê được chia thành hai nhóm: nhóm biến cố nhẹ (incident) thường gặp, ít để lại hậu quả nghiêm trọng và nhóm biến cố nặng (accident) thì hiếm gặp hơn và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng thậm chí dẫn đến tử vong
Tai biến xảy ra càng nhiều khi an toàn trong gây mê không đáp ứng:
– Bác sĩ gây mê thiếu kinh nghiệm.
– Điều dưỡng hậu phẫu không theo dõi sát sao bệnh nhân.
– Thiếu phương tiện theo dõi trong và sau gây mê.
– Thiếu thuốc men để điều trị.
Tại Việt Nam chưa có công trình nào nguyên cứu về tỷ lệ tai biến trong và sau gây mê. Tại Pháp, theo tài liệu công bố ngày 8 tháng 07 năm 2008, tỷ lệ tử vong liên quan đến gây mê là 1/140000 trường hợp với cỡ mẫu nghiên cứu là 10.000 trường hợp.
1. Tai biến về hô hấp
– Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong gây mê. Thông khí không tốt chiếm 1/3 trong tổng số trường hợp thường gặp trong khởi mê rất hiếm gặp trong và sau mổ.
Thông khí không tốt thường xảy ra do thuốc mê, phẫu thuật hoặc cơ địa của bệnh nhân, hậu quả dẫn đến thiếu oxy tế bào.
– Ở những người già, suy hô hấp mạn, người béo phì, hội chứng ngưng thở khi ngủ, những người có hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, những người có dạ dày đầy thường gặp biến chứng về hô hấp. Nguyên nhân của thiếu oxy tế bào thường gặp nhất là:
+ Suy thở thường do các thuốc sử dụng trong gây mê (tồn đọng giản cơ, các thuốc dòng họ morphine, thuốc ngủ).
+ Hít dịch dạ dày do dạ dày đầy và không được nhịn ăn trước mổ, trong nhưng case trào ngược dạ dày thực quản, phụ nữ co thai, hoặc trên cơ địa bệnh nhân đái tháo đường (liệt dạ dày do đái tháo đường).
+ Những nguyên nhân thiếu oxy tế bào khác:
-> Tắt nghẽn đường hô hấp trên (tụt lưỡi, phù nề thanh quản, co thắt thanh khí phế quản)
-> Tràn khí màng phổi, xẹp phổi, tắt mạch phổi.
-> Vấn đề về kĩ thuật (đặt nội khí quản không được, đặt nằm vào thực quản mà không biết, máy thở hoạt động không tốt, hỗn hợp khí mê thiếu oxy).
Những tai biến này có thể cải thiện nếu phát hiện và điều trị kịp thời, nếu không có thể dẫn đến tử vong.
2. Tai biến về tim mạch: Thường gặp từ 1%-2%
– Tụt huyết áp thường gặp nhất là lúc gây mê, nguyên nhân là:
+ Liệt mạch do thuốc mê hoặc do phong bế giao cảm khi gây tê vùng
+ Tình trạng shock (mất máu, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng, phản vệ)
+ Tụt huyết áp do tư thế hoặc phẫu thuật làm cản trở sự trở về của máu tĩnh mạch.
+ Nguyên nhan khác: suy tim nặng, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, chèn ép tim cấp, bệnh lý về hệ phó giao cảm.
– Rối loạn dẫn truyền:
+ Do thiếu máu cơ tim
+ Thiếu oxy thừa CO2, hạ thân nhiệt, rối loạn điện giải, kiềm toan.
+ Do tác dụng của thuốc mê
-Những tai biến khác:
+ Tăng huyết áp
+ Phù phổi cấp
+ Ngừng tim do thiếu oxy
3. Tai biến về thần kinh
– Nguyên nhân tử vong chính thường do tai biến mạch máu não.
– Tổn thương thần kinh do gây tê tủy sống hay tê ngoài màng cứng.
– Thường gặp hơn là do tổn thương thần kinh ngoại vi do tư thế hoặc do gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây tê từng sợi thần kinh.
4. Tai biến phản vệ
Tỉ lệ khoảng 1/13000: nguyên nhân thường gặp theo thứ tự sau
+ Thuốc giãn cơ
+ Thuốc mê và các thuốc dòng họ morphine
+ Latex và kháng sinh
5. Những tai biến đặc biệt liên quan đến gây tê vùng
– Tổn thương trực tiếp các đám rối thần kinh cách tay hoặc thân chung của sợi thần kinh (do gây tê không dùng máy dò thần kinh dẫn đến đâm kim trực tiếp vào thân thần kinh và bơm trực tiếp thuốc tê trong dây thần kinh)
– Đau dầu do gây tê tủy sống hoặc thủng màng cứng khi gây tê ngoài màng cứng
– Liệt mạch do phong bế thần kinh giao cảm
– Co giật, rối loạn dẫn truyền thần kinh tim, ngừng tim trong trường hợp quá liều thuốc tê hoặc do tiêm thuốc tê trực tiếp vào máu.
6. Tai biến liên quan đến tư thế: Chèn ép tĩnh mạch chủ, tổn thương đám rối thần kinh cách tay, thay đổi tỷ lệ thông khí, tưới máu, chèn ép tim, thiếu máu tủy sống, xẹp phổi, phù não…
7. Những tai biến khác
– Tăng thân nhiệt ác tính
– Viêm gan
– Run lạnh
– Hạ thân nhiệt
– Buồn nôn và nôn
Tóm lại, có nhiều tai biến gặp phải trong quá trình gây mê – hồi sức. Do đó các bác sĩ cần lưu ý các chỉ số để phát hiện sớm, điều trị kịp thời đồng thời sử dụng các máy móc theo dõi để góp phần hạn chế tử vong hoặc di chứng nặng nề cho bệnh nhân.
Nguồn: Bệnh Viện Hoàn Mỹ