Lên cơn hen suyễn có thể gây đột tử

Bệnh hen suyễn tuy không dẫn đến nhiều biến chứng nhưng lại có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời khi lên cơn hen. Bệnh hen suyễn có diễn biến rất phức tạp, có thể tiến triển nhanh nên cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và phác đồ điều trị.
1. Bệnh hen suyễn là gì?
Suyễn là một trong những bệnh hô hấp khi đường hô hấp bị viêm mãn tính. Tình trạng viêm dẫn đến co thắt đường dẫn khí, làm giảm lượng không khí đi vào phổi khiến người bệnh hô hấp khó khăn hơn. Hen suyễn là bệnh di truyền. Nếu trong gia đình có người bị hen suyễn thì có khả năng cao bạn cũng sẽ bị mắc bệnh.
Bệnh hen suyễn có hai loại chính, gồm:
- Hen phế quản không dị ứng: Loại hen phế quản này không gây bộc phát phản ứng dị ứng
- Hen phế quản: Loại hen phế quản này là một phần của phản ứng dị ứng, xảy ra khi hít phải các chất gây dị ứng như: lông động vật, nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa, nước hoa…. Những yếu tố này cũng góp phần làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cản trở hô hấp.
Người bị hen suyễn sẽ gặp các triệu chứng trầm trọng hơn hoặc dễ bị lên cơn hen khi chịu sự tác động của các tác nhân như:
- Hít phải các chất gây dị ứng
- Ăn phải các chất gây dị ứng
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Vận động mạnh, lao động quá sức
- Thay đổi thời tiết
- Có các cảm xúc mạnh như: xúc động, hồi hộp, tức giận…
- Sử dụng một vài loại thuốc nhất định
2. Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Khi bệnh nhân chịu tác động của các tác nhân gây hen suyễn kể trên, đường dẫn khí quá mẫn của bệnh nhân sẽ bị viêm nghiêm trọng hơn. Các phản ứng viêm nhiễm khiến cho lớp niêm mạc dẫn khi sưng lên, các tế bào cơ trơn co thắt, tiết ra nhiều chất nhầy, không khí đi đến phổi bị cản trở. Người bệnh rất khó khăn để hít đủ không khí vào phổi. Việc thiếu không khí dẫn đến không đủ khí oxy cần thiết để cơ thể vận hành.
Khi người bệnh lên cơn hen nghiêm trọng có thể dẫn đến bất tỉnh, thậm chí là đột tử nếu không được điều trị hoặc sử dụng thuốc giãn đường dẫn khí kịp thời.
3. Làm gì khi bị bệnh hen suyễn?
Bệnh hen suyễn có thể dẫn đến tử vong, do đó người bệnh cần hết sức thận trọng, lưu ý:
- Uống nhiều nước, khoảng 2 – 3 lít/ngày
- Hạn chế tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng
- Không để các chất có mùi lạ xung quanh nhà, nơi làm việc
- Không tiếp xúc với động vật có lông
- Không dùng gối, áo lông vũ
- Không hút thuốc, tránh xa những nơi có người hút thuốc
- Không đến những nơi có phấn hoa
- Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, che mũi và miệng để hạn chế tiếp xúc với những mùi lạ và hạn chế không khí lạnh tấn công đường hô hấp
- Tránh các thực phẩm, thuốc có gốc sunfit, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào
- Không uống bia, rượu
- Nếu thấy hiện tượng khó thở cần nghỉ ngơi ngay lập tức
- Nếu lên cơn hen thì không được nằm, phải ngồi dậy
- Luôn để sẵn các loại thuốc và dụng cụ bơm thuốc hạ cơn hen ở bên cạnh, phòng khi lên cơn hen bất chợt
Bệnh nhân bị hen suyễn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kiểm soát diễn biến tiến triển của bệnh. Nếu có cha mẹ bị mắc bệnh hen suyễn thì nên chủ động khám để xác định nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bài viết liên quan:
-
Mất ngủ tai hại như thế nào?
Y học thường thứcNgày cáng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc mất ngủ dài hạn sẽ dẫn đến những căn bệnh tai…
-
Lợi ích của thực phẩm chức năng và lưu ý khi sử dụng
Y học thường thứcSức khỏe là vô cùng quý giá, vì thế bảo vệ sức khỏe thông qua việc ăn uống, tập luyện…
-
Triệu chứng cảnh báo ngộ độc rượu
Y học thường thứcNgộ độc rượu là một hậu quả nghiêm trọng, có thể gây tử vong do uống phải một lượng rượu…
-
Đường máu bao nhiêu sẽ là “an toàn”?
Y học thường thứcMức đường máu “an toàn” là một khoảng đường máu tối ưu giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho…
-
Khắc phục hiện tượng khó thở, tim đập nhanh khi mang thai
Y học thường thứcTim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng thường gặp đối với đa số mẹ bầu, khiến cho các…
-
Những hiểu biết về điện giật và cách trợ giúp nạn nhân bị điện giật
Y học thường thứcCơ thể người dẫn điện được, do đó nếu bất kỳ phần nào của cơ thể bị điện giật thì…
-
Lý do bạn tuyệt đối không nên đi chân đất
Y học thường thứcThói quen đi chân trần có thể khiến bạn bị nhiễm ấu trùng giun, dẫn đến bệnh ấu trùng di…
-
Phòng ngừa bệnh do Virus Corona ở người già
Y học thường thứcVirus Corona (2019-nCoV)được biết đến là nguyên nhân gây ra dịch viêm phổi Vũ Hán đang sốt lên trên toàn…
-
Mọi thứ cần biết về rửa tay để bảo vệ bạn khỏi Coronavirus
UncategorizedGiữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể thực hiện để…
-
Dấu hiệu cơ thể đang thừa đường
Y học thường thứcĐường và các thực phẩm chứa đường là nguồn dinh dưỡng và nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho…
-
Thuốc corticoid con dao hai lưỡi
Kiến thức y khoaCorticoid là gì? Khi thuốc corticoid ra đời đã từng được coi là “thần dược”. Thuốc có tác dụng chống…
-
Lưu ý trong điều trị chứng khô mắt
Y học thường thứcBệnh khô mắt là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều người hiện nay, đặc biệt là những…
-
Cảnh giác với rối loạn tiền đình do thoái hóa đốt sống cổ
Y học thường thứcThoái hóa đốt sống cổ là một bệnh nguy hiểm. nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra…
-
Điều trị ngộ độc paracetamol
UncategorizedThuốc chứa hoạt chất paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi và có thể…
-
Cải thìa chữa đầy bụng, khó tiêu
Y học thường thứcCải thìa còn có tên là cải trắng, cải ngọt, bạch giới, hồ giới... là loại cây thảo, lá ở…
-
Tiêm phòng sởi ở trẻ – Giải pháp vì sức khỏe
Y học thường thứcVới sự bùng phát dịch bệnh vẫn đang không ngừng tăng mạnh trong thời gian gần đây của mình, sởi…
-
Những hệ lụy nghiêm trọng khi trẻ thiếu canxi
Y học thường thứcCanxi là một trong những thành tố có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của…
-
7 điều không nên làm sau khi ăn
Y học thường thứcĂn trái cây tráng miệng, uống nước trà... là những thói quen của một số người sau khi ăn. Nhưng…
-
Những thực phẩm người bị đau mắt đỏ không nên ăn
Dinh dưỡngĐau mắt đỏ không phải là một bệnh hiểm nghèo nhưng nó gây khó trịu cho người bệnh, Để lâu ngày…
-
Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1
Y học thường thứcCăn bệnh này có tên là beriberi, xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin B1 nghiêm trọng. Trong trường hợp…
-
Hạ đường huyết và một số điều cần biết
Y học thường thứcHạ đường huyết là vấn đề thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị. Hạ đường huyết…
-
Đeo khẩu trang có bảo vệ bạn khỏi dịch 2019 – nCoV
Y học thường thứcLoại khẩu trang được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay là khẩu trang y tế và khẩu trang 3M 9051V…
-
6 bước trước khi ngủ tránh hạ đường huyết ban đêm
Y học thường thứcHạ đường máu trong đêm thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này do nhiều yếu tố, từ…
-
Giải đáp căn bệnh sốt xuất huyết
Y học thường thứcBệnh sốt xuất huyết khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn…
-
Một số điều cần biết về mòn, tiêu cổ răng
Y học thường thứcMòn-tiêu cổ răng là hiện tượng mất tổ chức cứng của răng ở vị trí gần đường nối men ngà.…