Sống khoa học: Cảnh giác cơn ngất ở trẻ

Gần đây, số lượng bệnh nhi đến khám tại phòng khám với tình trạng ngất tương đối tăng. Đây là một tình huống sức khoẻ phải cảnh giác, chớ có bỏ qua vì có thể gây hậu quả nặng nề về sau.
Vì đâu trẻ ngất?
Ngất là tình trạng mất ý thức tạm thời kèm theo mất trương lực tư thế gây ra bởi giảm lưu lượng máu não. Có rất nhiều nguyên nhân gây ngất: ngất do phó giao cảm, do tư thế đứng, do tim; ngất do xoang cảnh; do tăng áp động mạch phổi nguyên phát; do thần kinh thiệt hầu và thần kinh X; ngất do mạch máu não; do tiểu tiện; do tăng áp lực trong lồng ngực… Trong đó, thường gặp nhất là ngất có nguồn gốc phó giao cảm (20 – 40%) và khoảng 30% không tìm thấy nguyên nhân. Ngoài ra, cũng có những bệnh cảnh lâm sàng tương tự như ngất: động kinh, chóng mặt, tăng thông khí, cơn thoáng thiếu máu não, cơn hạ đường huyết hoặc Hysteria.
Nhận biết cơn ngất ở trẻ
– Thông thường trước khi ngất, trẻ sẽ có triệu chứng choáng váng hoặc mắt tối sầm, ù tai, buồn nôn hoặc nôn, mặt tái nhợt và toát mồ hôi lạnh, ta gọi đây là giai đoạn tiền triệu. Giai đoạn này xảy ra rất nhanh, hiếm khi quá 30 giây. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ lại không có giai đoạn tiền triệu này (như là nhịp nhanh thất, rung thất hoặc vô tâm thu gây ra ngất). Vào lúc khởi đầu của cơn ngất bệnh nhân thường ở tư thế đứng, cho nên giai đoạn tiền triệu này có thể giúp bệnh nhân có thời gian nằm xuống, tránh được các chấn thương do té ngã.
– Tình trạng mất ý thức dài hay ngắn, còn nhận biết môi trường xung quanh hay hôn mê sâu tuỳ thuộc từng bệnh nhân, có khi kéo dài vài giây đến vài phút hoặc có thể lâu đến 30 phút. Thường thì ý thức của bệnh nhân sẽ phục hồi ngay nhưng một số bệnh nhân vẫn còn cảm thấy yếu ớt, nếu đứng dậy quá sớm có thể gây ra một cơn ngất khác.
Phụ huynh cần làm gì?
Khi phụ huynh thấy trẻ có cơn ngất như trên, hãy cho trẻ đến cơ sở chuyên khoa khám tìm nguyên nhân của bệnh. Bởi bệnh nhân bị ngất không rõ nguyên nhân có tỷ suất tử vong sau một năm là 6% và tần suất đột tử là 4%, còn ngất do nguyên nhân tim thì tỷ suất tử vong sau một năm là 18 – 33% và tần suất đột tử là 24%.
Nguồn: Bệnh Viện Hoàn Mỹ
Bài viết liên quan:
-
Các biểu hiện có thể gặp sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp
Y học thường thứcThuốc tránh thai khẩn cấp là một trong những lựa chọn tránh thai của phụ nữ khi quan hệ tình…
-
Rách sụn chêm – chẩn đoán và điều trị
Y học thường thứcKhớp gối là một khớp phức hợp, là khớp lớn và chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Vì…
-
Sơ cứu khẩn cấp cho các trường hợp say nắng
Y học thường thứcSay nắng xảy ra khi cơ thể không tự điều chỉnh nhiệt độ và nhiệt độ cơ thể tiếp tục…
-
Viêm họng, ho khạc ra máu: Cảnh giác các bệnh nguy hiểm
Y học thường thứcViêm họng, ho khạc ra máu rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị sớm và đúng cách thì có…
-
Hóa giải rào cản tâm lý cho người phục hồi sau tai biến
Y học thường thứcTai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây…
-
Khí hư ra nhiều – Dấu hiệu của bệnh gì?
Y học thường thứcKhí hư ra nhiều là hiện tượng mà chị em phụ nữ hay gặp phải. Đây có thể là dấu…
-
Những lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường trong ngày Tết
Y học thường thứcKhi mức đường trong máu cao đã âm thầm tàn phá các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ…
-
Xạ trị ung thư cổ tử cung: Những điều cần biết
Y học thường thứcXạ trị ung thư cổ tử cung thường được thực hiện trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là…
-
Những hệ lụy nghiêm trọng khi trẻ thiếu canxi
Y học thường thứcCanxi là một trong những thành tố có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của…
-
Bảo vệ sức khỏe trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường
Y học thường thứcTrong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay thì sức khỏe con người có nguy cơ…
-
Mất ngủ tai hại như thế nào?
Y học thường thứcNgày cáng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc mất ngủ dài hạn sẽ dẫn đến những căn bệnh tai…
-
Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?
Y học thường thứcTheo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành…
-
Ho ở trẻ có đáng lo không?
Y học thường thứcỞ trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi thì triệu chứng ho thường lặp đi lặp lại…
-
Đau đầu do căng thẳng stress kéo dài
Y học thường thứcĐau đầu hay nhức đầu là một trong những triệu chứng phổ biến hiện nay đối với tất cả mọi…
-
Các bệnh lý thường gặp ở động mạch thận
Y học thường thứcĐộng mạch thận có vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp máu cho các hoạt động của thận. Các…
-
Các tác dụng phụ có thể gặp sau ghép tế bào gốc
Y học thường thứcGhép tế bào gốc để điều trị một số loại ung thư như ung thư hệ tạo máu (đa u…
-
Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau hoàn toàn
Y học thường thứcCảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng…
-
14 sự thật về carbs có thể bạn chưa biết
Y học thường thứcCarbohydrate (carbs) là một yếu tố dinh dưỡng đa lượng, là thành phần cơ bản trong thức ăn của con…
-
Đường máu bao nhiêu sẽ là “an toàn”?
Y học thường thứcMức đường máu “an toàn” là một khoảng đường máu tối ưu giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho…
-
Bệnh tóc bạc sớm: Nguyên nhân và cách điều trị
Y học thường thứcHiện nay có rất nhiều người bị tóc bạc sớm làm mất đi sự tự tin trong cuộc sống và…
-
Đặc điểm của các đốt sống cổ
Y học thường thứcCột sống bao gồm nhiều đốt xương nối liền nhau tạo nên theo chiều uốn cong nhẹ với điểm đầu…
-
Tác động của hệ thần kinh tới hệ tiêu hoá như thế nào?
Y học thường thứcThần kinh , tâm trạng căng thẳng không chỉ ảnh hưởng tới huyết áp, làm tăng lượng đường trong máu… …
-
10 nguyên tắc vàng để bảo vệ tim
Y học thường thứcPhụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh về tim cao hơn vì đây là thời kỳ…
-
Các kiểu chóng mặt thường gặp
Y học thường thứcBất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị chóng mặt ù tai vì bản thân của…
-
Một số bệnh lý trẻ thường gặp phải trong mùa hè
Kiến thức y khoaMột mùa hè sôi động lại đến và nỗi lo trẻ bị bệnh mỗi khi hè về lại được các…