Chi tiết bài viết

Viêm xoang lâu ngày có thể gây polyp mũi

Tình trạng viêm xoang mãn tính khiến cho tính thấm ở các xoang tăng cao, dần dần dẫn tới sự tích tụ nước ở các tế bào. Cuối cùng trọng lực sẽ kéo các mô ứ đầy nước xuống dưới, và tạo thành polyp mũi.

1. Biến chứng viêm xoang

Viêm xoang cấp lâu ngày nếu không điều trị tốt có thể dẫn tới các biến chứng như viêm xoang mãn tính, viêm mũi, họng mạn tính hoặc gây viêm đường hô hấp (viêm thanh quản, viêm phế quản, giãn phế quản) hoặc gây viêm viêm tai giữa cấp, viêm thận, viêm khớp. Một trong các biến chứng nguy hiểm là biến chứng polyp mũi.

Ở trẻ em, viêm xoan cấp gây những biến chứng nặng nề như viêm xoang sàng xuất ngoại (mủ chảy ra ngoài làm thành túi mủ ở góc trong ổ mắt) hoặc cốt tủy viêm xương hàm trên (sưng phồng ở phần má, dưới ổ mắt), đôi khi dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

2. Polyp mũi là gì?

Polyp mũi là một khối u lành tính, thường gặp trong hốc mũi, hình thành từ lớp niêm mạc của mũi và các xoang. Polyp mũi gây ra những triệu chứng giả tương tự như viêm xoang, bao gồm: khó thở, nghẹt mũi, chảy nước mũi, thay đổi về khứu giác… polyp có thể gây biến chứng hoặc làm nặng thêm các bệnh xoang, mũi khác.

Do các khối polyp mũi thường mềm nên nếu có mà kích thước nhỏ, rất có thể người bệnh hoàn toàn không biết mình mắc bệnh.

Trường hợp polyp mũi nhỏ và đơn độc thường sẽ không có biến chứng và cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe bệnh nhân. Ngược lại, polyp mũi lớn hoặc quá nhiều polyp, đa polyp xuất hiện tại khe mũi, hốc mũi làm cản trở sự lưu thông khí qua mũi, gây nghẹt mũi liên miên, chảy mũi, giảm mùi.

Trường hợp polyp mũi nhỏ và đơn độc thường sẽ không có biến chứng và cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe bệnh nhân. Ngược lại, polyp mũi lớn hoặc quá nhiều polyp, đa polyp xuất hiện tại khe mũi, hốc mũi làm cản trở sự lưu thông khí qua mũi, gây nghẹt mũi liên miên, chảy mũi, giảm mùi.

Lâu dài gây tình trạng hốc mũi bị giãn rộng, polyp mũi lòi ra cửa mũi trước, thòng vào cửa mũi sau, phá hỏng xương hốc mũi làm xương hốc mũi mỏng như vỏ quả bóng bàn, lấy tay ấn vào có hiện tượng lõm khi bỏ tay ra thành xương lại bật lên. Thay đổi hình dạng hốc mũi, làm cho chiều cao của mũi bị thay đổi.

Các biến chứng đặc trưng như viêm xoang cấp, mãn tính, hội chứng ngưng thở khi ngủ, thậm chí là biến đổi cấu trúc mặt gây song thị (nhìn đôi), 2 mắt xa nhau bất thường.

3. Nguyên nhân gây polyp mũi

Polyp mũi có nguyên nhân từ lớp niêm mạc của mũi và xoang – đây là 4 khoang trống ở phía trên và sau mũi, thường do hậu quả của viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính không được điều trị triệt để gây ra.

Viêm xoang mãn tính khiến các mạch máu ở niêm mạc mũi tăng tính thấm, tạo điều kiện để nước tích tụ trong tế bào. Theo thời gian, trọng lượng sẽ kéo những mô ứ nước này xuống và hình thành các khối polyp mũi. Có thể có một hoặc nhiều polyp, các khối polyp mũi thường mềm và có ánh ngọc trai đặc như thạch.

Bệnh polyp mũi gặp nhiều ở người trên 40 tuổi hoặc trẻ em mắc một số bệnh như hen phế quản, xoang dị ứng do nấm, viêm mũi, viêm xoang mãn tính, sổ mũi mùa hay xơ nang phổi.

Polyp mũi phát triển chậm và gây tắc nghẽn một bên mũi hoặc cả hai bên. Ban đầu bệnh nhân thường không chú ý nhưng khi polyp mũi lớn dần sẽ gây cảm giác khó chịu nhất là khi người bệnh phải hô hấp bằng miệng. Ngoài các triệu chứng tương tự như viêm xoang, polyp mũi còn đi kèm với cảm giác nặng đầu, chảy nước mũi vàng hoặc xanh, đặc, đôi khi có mùi hôi.

Polyp mũi chỉ là những khối thịt mềm lành tính, nhưng nếu để lâu không loại bỏ, khối u này sẽ phát triển và gây ra biến chứng ngoài ý muốn. Polyp khi còn nhỏ không nghiêm trọng nhưng khi phát triển lớn và tụ lại thành chùm sẽ làm tắc nghẽn mũi, chặn dòng lưu thông của không khí, làm thoát dịch nhờn từ khoang mũi, gây ra các biến chứng như: làm nghẽn mũi, ngưng thở khi ngủ, bùng phát cơn hen phế quản.

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec