Bí quyết vàng cho người đột quỵ

Những bí quyết vàng cho người đột quỵ
Nhận biết sớm biểu hiện: một trong những biểu hiện rõ nhất của đột quỵ chính là méo miệng, yếu liệt tay chân, có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay, hai chân lên cao. Ngôn ngữ bất thường, giọng bị đơ đớ, có thể đề nghị bệnh nhân lặp lại cụm từ gì đó xem họ có hiểu và lặp lại được không. Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.
Đừng chủ quan cơn thiếu máu não thoáng qua: Trong nhiều trường hợp, người có triệu chứng đột quỵ chỉ bị "thoáng qua", khoảng một giờ sau đó giảm dần, nhưng không vì vậy mà nghĩ rằng mình đã khỏe. Vì sự tắc nghẽn mạch máu nhỏ sẽ khiến một phần nhỏ mô não bị thiếu máu tạm thời và sớm được phục hồi nhờ cục máu đông tự vỡ (do kích thước nhỏ), hoặc mô não này có thể nhận được dòng máu từ một nhánh mạch máu cạnh bên.
Tuy nhiên, cứ 10 bệnh nhân có cơn thiếu máu não "thoáng qua" thì sẽ có 1 người xuất hiện đột quỵ thật sự trong một tuần kế tiếp.
Xác định thời gian khởi bệnh đột quỵ.
Giữ bệnh nhân nằm yên, tránh bị té ngã, sau đó cho bệnh nhân nằm đầu cao 30 độ.
Đưa bệnh nhân đến ngay các trung tâm y tế gần nhất
Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê: cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo, vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não.
"Thời gian vàng" để cấp cứu tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là sáu giờ. Thời gian tốt nhất là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ.
Làm gì khi bệnh nhân đột quỵ
Khi người nhà phát hiện thấy bệnh nhân có biểu hiện của các triệu chứng với các đặc điểm và hoàn cảnh xuất hiện như trên, người nhà bệnh nhân xử trí như sau:
Theo dõi bệnh nhân, sơ cứu duy trì nhịp tim và nhịp thở khi cần thiết.
Gọi xe cấp cứu hoặc taxi đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Việc thăm khám và điều trị cần hết sức khẩn trương, đặc biệt trong khoảng 3 giờ đầu.
Khi di chuyển bệnh nhân nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.
Tuyệt đối không nên cạo gió, uống nước chanh… khi bệnh nhân có các triệu chứng đột quỵ (tưởng lầm bệnh nhân bị trúng gió). Do khi bị liệt vùng hầu họng, bệnh nhân uống nước sẽ gây sặc vào đường thở, làm suy hô hấp cấp hoặc gây tăng huyết áp và làm chậm thời gian đưa đến bệnh viện.
Đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy vì có trường hợp bệnh nhân bị liệt một bên, không thể gác chân lên xe và làm chân bên liệt bị chấn thương.
Trì hoãn để đưa bệnh nhân đi khám trong hoàn cảnh tiện lợi (khám theo tuyến, chờ cho đầy đủ các thành viên gia đình, chờ cho trời sáng mới đưa bệnh nhân đi bệnh viện…).
Tuyệt đối cấm không nên sử dụng các loại thuốc cấp cứu điều trị mà không có đơn của bác sĩ.
Nguồn: tintucvietnam.vn
Bài viết liên quan:
-
Xử lý nhiễm trùng vết thương hở
Y học thường thứcTrong lao động và sinh hoạt hàng ngày, việc bị thương ngoài da không phải là chuyện hiếm gặp. Các…
-
Các bệnh có thể gặp ở cơ hoành
Y học thường thứcCơ hoành là phần quan trọng trong cơ thể con người và là phần cơ chủ yếu của hệ hô…
-
Mộng thịt ở mắt – không đơn giản
Y học thường thứcMộng thịt (còn gọi là màng máu mắt) là khối tổ chức liên kết xuất hiện ở kết mạc nhãn…
-
NHỮNG THÓI QUEN CÓ HẠI CHO MẮT
Y học thường thứcxem nội dung chi tiết …
-
Đồng hành cùng bệnh ung thư vú di căn: 5 điều cần biết
Y học thường thứcNgày nay nhờ các phương pháp điều trị hiệu quả và đa dạng, bệnh nhân ung thư vú giai đoạn…
-
Cải thìa chữa đầy bụng, khó tiêu
Y học thường thứcCải thìa còn có tên là cải trắng, cải ngọt, bạch giới, hồ giới... là loại cây thảo, lá ở…
-
Các nguyên nhân gây hồi hộp tim
Y học thường thứcTim cần một môi trường chung quanh bình thường và ổn định để hoạt động tốt. Điều này đặc biệt…
-
Những bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới
Y học thường thứcĐể chấm dứt nỗi sợ ung thư, cách duy nhất bạn nên thường xuyên khám tầm soát ung thư. Giống…
-
Viêm da cơ địa dễ tái phát khi trời lạnh
UncategorizedBệnh viêm da cơ địa không lây nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng rất thường…
-
Lý do bạn tuyệt đối không nên đi chân đất
Y học thường thứcThói quen đi chân trần có thể khiến bạn bị nhiễm ấu trùng giun, dẫn đến bệnh ấu trùng di…
-
Ngủ không đủ giấc có thể tàn phá cơ thể bạn
Y học thường thứcNhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng…
-
Tác hại của thức khuya
Y học thường thứcNhiều người có thói quen thường xuyên thức khuya, đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Tuy…
-
4 căn bệnh về mắt có thể gây mù và mất thị lực
Y học thường thứcCác nhà nghiên cứu cho biết đến năm 2050, số người mù có thể sẽ lên đến 115 triệu người,…
-
Đột quỵ là gì và đột quỵ nguy hiểm như thế nào?
Y học thường thứcĐột quỵ là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất nguồn máu nuôi dưỡng khi mạch…
-
Chăm sóc sau mổ u xơ tử cung
Y học thường thứcChế độ chăm sóc sau mổ u xơ tử cung đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe…
-
Điều trị kết hợp nghỉ ngơi ở người bị rối loạn tiền đình
Y học thường thứcChữa rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa và thay đổi lối sống hành…
-
Laser – Xu hướng mới trong điều trị nha khoa
Y học thường thứcLaser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation- khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phát minh…
-
Cảnh giác nguy cơ bội nhiễm nha chu do mắc tay chân miệng
Y học thường thứcTay chân miệng là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt trẻ em là đối tượng…
-
Covid-19 có thể lây truyền dọc theo đường phân – miệng
Y học thường thứcNgoài con đường lây truyền phổ biến qua đường hô hấp (qua giọt bắn và qua các dụng cụ có…
-
3 con đường lây truyền của virus HIV
Y học thường thứcTại Việt Nam mỗi năm có hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện và 3.000 - 4.000…
-
Phát hiện và điều trị chảy máu tử cung bất thường
Y học thường thức1. Nguyên nhân chảy máu tử cung bất thường Các tình trạng chảy máu tử cung bất thường có thể…
-
Uống thuốc vào thời điểm nào tốt nhất
Y học thường thứcĐối với thuốc loại uống, đặc biệt phải uống đôi ba lần trong ngày, người ta rất quan tâm đến…
-
Dấu hiệu và biến chứng của sốt virus ở người lớn
Y học thường thứcSốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp, nguyên nhân của…
-
Các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn
Y học thường thứcĐôi khi người thân của bạn có biểu hiện khác thường về giao tiếp, hành vi, hay cả trong cuộc…
-
Cấy tinh chất DNA cá hồi: nguy hại mới từ việc làm đẹp
Y học thường thứcViệc cấy các tinh chất vào cơ thể của chúng ta - bản chất chỉ là một dạng tiêm chất dinh…